Hội thảo “Đổi mới đào tạo tiền lâm sàng: Khung chương trình và đề cương các module Y1-2-3”

Hội thảo đã tổ chức thành công
tốt đẹp nhờ sự nỗ lực, đoàn kết giữa các trường và đặc biệt có sự dẫn dắt, chia
sẻ chuyên môn của các chuyên gia
Tham dự
hội thảo có GS. Nguyễn Hữu Tú, Hiệu trưởng Trường Đại học Y Dược Hà Nội; PGS.TS
Nguyễn Văn Quang, Phó Trưởng Khoa Y, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, phụ trách
ngành Y khoa, Trưởng Ban Đổi mới chương trình đò tạo Y khoa; TS. Lê Đức Thuận, Phó Hiệu trưởng Trường
Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương; TS. Đặng Văn Thới, Phó Hiệu trưởng Trường Đại
học Kỹ thuật Y – Dược Đà Nẵng; ThS. Lê Ngọc Bảo, Quyền Giám đốc HAIVN Việt Nam
- Giám đốc dự án IMPACT MED cùng các chuyên gia, báo cáo viên đến từ các trường
Y khoa trên cả nước.
Về phía Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
có PGS.TS Nguyễn Trung Kiên, Hiệu trưởng; PGS.TS Trần Viết An, Phó Hiệu trưởng;
TS.BS. Lê Văn Minh, Trưởng Khoa Y và hơn 60 thầy, cô là giảng viên đại diện cho
các bộ môn trong toàn Trường.
PGS. TS
Nguyễn Trung Kiên, Hiệu trưởng Trường Đại học Y Dược Cần Thơ phát biểu tại Hội
thảo Đổi mới đào tạo tiền lâm sàng
Phát biểu chào mừng hội thảo, PGS. TS
Nguyễn Trung Kiên, Hiệu trưởng Trường Đại học Y Dược Cần Thơ cho biết, đào tạo
tiền lâm sàng đóng vai trò nền tảng của giáo dục y khoa, trang bị cho sinh viên
kiến thức, kỹ năng và những giá trị cần thiết để thực hành lâm sàng. Hơn thế nữa, đó
là hành trình học tập và phát triển chuyên môn suốt đời trong lĩnh vực y học.
Trong
hai ngày của hội thảo “Đổi mới đào tạo tiền lâm sàng: Khung chương trình và đề
cương các module Y1-2-3”, các đại biểu sẽ cùng nhau học hỏi và nâng cao khả
năng thiết lập nền tảng vững chắc cho thế hệ nhân viên y tế chất lượng cao
trong tương lai. Đó là về việc lập kế hoạch, đào tạo và quản lý hiệu quả khung
chương trình đào tạo tiền lâm sàng cho đối tượng y ba năm đầu tiên. Đồng thời,
hội thảo cũng là cơ hội để chia sẻ ý tưởng, kết nối và học hỏi từ những cố vấn
giàu kinh nghiệm của các Trường Y Dược trong cả nước và từ tổ chức HAIVN.
Hội thảo
tập trung vào các nội dung chính như: rà soát mục tiêu và khung chương trình
các năm học tiền lâm sàng theo hướng CBME, tổ chức nhân sự cho các module Hệ cơ
quan, xây dựng đề cương các module tiền lâm sàng (bao gồm khái niệm then chốt,
sơ đồ khái niệm then chốt, mục tiêu, khung lượng giá, nội dung và phương pháp
giảng dạy), hướng dẫn tổ chức và giảng dạy các ca lâm sàng trong giai đoạn tiền
lâm sàng, chia sẻ kinh nghiệm quản trị và đảm bảo chất lượng trong các module
giai đoạn tiền lâm sàng.

PGS.TS.BS
Vũ Minh Phúc nguyên Phó Khoa Y, nguyên Chủ nhiệm bộ môn Nhi Trường Đại học Y
Dược TP Hồ Chí Minh; Nguyên Trưởng Khoa Tim Mạch Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP Hồ Chí
Minh chia sẻ những kinh nghiệm về khung chương trình đào tạo cho giai đoạnu
tiền lâm sàng, cơ cấu tổ chức các module hệ cơ quan,…
Tại hội
thảo, các đại biểu đã được nghe các chuyên gia, báo cáo viên giàu kinh nghiệm đến
từ các trường Y khoa trên cả nước trình bày các nội dung: mục tiêu đào tạo giai
đoạn tiền lâm sàng và mục tiêu học tập mỗi năm, khung chương trình đào tạo cho
giai đoạn tiền lâm sàng, cơ cấu tổ chức các module hệ cơ quan, viết ca lâm sàng
và sử dụng các module tiền lâm sàng trong giảng dạy, xây dựng khung lượng giá,
tổng quan về lượng giá, xây dựng đề cương môn học…cũng như chia sẻ kinh nghiệm
thực tế tại đơn vị.

Quang cảnh
Hội thảo
Thông
qua hội thảo, các đại biểu sẽ có khả năng liệt kê và giải thích các ý nghĩa,
nguyên tắc xây dựng một module tiền lâm sàng (khoa học cơ bản và y học cơ sở),
xây dựng đề cương một module tiền lâm sàng, tổ chức giảng dạy ca lâm sàng trong
giai đoạn tiền lâm sàng cũng như tổ chức quản trị, đảm bảo chất lượng của giai
đoạn tiền lâm sàng. Ban tổ chức cũng mong muốn sau hội thảo, các nhóm đại biểu
của các trường sẽ có các sản phẩm như: Dự thảo mục tiêu đào tạo các năm tiền
lâm sàng cùng khung chương trình và Dự thảo đề cương ít nhất một module khoa
học cơ bản dành cho Y1 và một module hệ cơ quan.
Một số hình ảnh tại Hội thảo “Đổi mới
đào tạo tiền lâm sàng: Khung chương trình và đề cương các module Y1-2-3”:


Trường Đại
học Y Dược Cần Thơ đã có những phần quà kỷ niệm gửi đến các chuyên gia để cảm
ơn sự tận tình giúp đỡ và trách nhiệm cũng như tình cảm của các trường tham dự






Cũng trong Hội thảo, các
thầy/cô chia theo nhóm làm việc, thảo luận và chia sẻ các kết quả làm việc nhóm
để từ đó có những kinh nghiệm làm việc thực tế áp dụng cho mỗi trường

Chuyển đổi mô hình từ Giáo dục
Y khoa truyền thống sang Giáo dục Y khoa dựa trên năng lực đang là xu thế chung
trên toàn thế giới nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo Y khoa. Khoa Y Trường Đại học
Y Dược Cần Thơ cùng với Trường Đại học Y Hà Nội; Trường Đại học Kĩ thuật Y tế Hải
Dương; Trường Đại học Kĩ thuật Y – Dược Đà Nẵng; Khoa Y Đại học Quốc gia TP Hồ
Chí Minh là những đơn vị đào tạo trong lĩnh vực khoa học sức khỏe đang thực
hiện chương trình này
HAIVN (Health Anvancement in VietNam) là
sự liên kết giữa trường Đại học Y Harvard (HMS) và hai tổ chức đào tạo Y tế
trực thuộc HMS là Beth Israel Deaconess Medical Center (BIDMC) và Brigham and
Women’s Hospital (BWH).
Dự án Impact Med nhằm tăng cường cải thiện
khả năng tiếp cận và đổi mới chương trình đào tạo y khoa và giúp các trường
tham gia hội nhập, đào tạo theo năng lực; cơ hội nâng cao văn hóa nghiên cứu
giáo dục y khoa tại Việt Nam, hình thành cộng đồng nghiên cứu khoa học về giảng
dạy y khoa.
Dự án này sẽ hỗ trợ cho các trường đại học
thuộc lĩnh vực y học sức khỏe ở Việt Nam chuyển đổi mô hình từ Giáo dục Y
khoa truyền thống sang Giáo dục Y khoa dựa trên năng lực.
|