Quy trình

QUY TRÌNH MUA SẮM TÀI SẢN

------------------------------

 I. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG:

Các đơn vị trực thuộc Trường khi có nhu cầu bổ sung thiết bị, trang bị mới thiết bị nhằm duy trì hoạt động của đơn vị, đáp ứng nhu cầu giảng dạy , nghiên cứu và ứng dụng trong lâm sàng.

 

II. NỘI DUNG MUA SẮM

- Máy móc, thiết bị, dụng cụ phục vụ cho công tác chuyên môn

- Phương tiện vận tải, thiết bị mạng, thông tin liên lạc;

- Thiết bị, dụng cụ quản lý : bàn ghế, dụng cụ- thiết bị văn phòng,….;

- Tài sản vô hình : Phần mềm máy vi tính, các phần mềm chuyên dụng, bản quyền tác giả, bằng phát minh sáng chế,…..;

- Cây lâu năm, súc vật làm việc và các sản phẫm khác,….

- Các loại tài sản khác,…..

 

III.TRÌNH TỰ - THỦ TỤC MUA SẮM TÀI SẢN

bƯỚC 1. Lập kế hoạch 

1. Các đơn vị lập kế hoạch mua sắm tài sản bổ sung hàng năm theo thông báo của Trường (biểu 1/MSTS đính kèm).

2. Căn cứ vào định mức, phòng Quản trị Thiết bị tổng hợp danh mục, đối chiếu tài sản hiện có của đơn vị  và nêu ý kiến đề xuất.

3. Trường tổ chức họp Hội đồng khoa học để xét duyệt từng mục cụ thể trong danh mục do Phòng Quản trị Thiết bị tổng hợp và đề xuất .

BƯỚC 2. Phê duyệt kế hoạch

1. Tùy theo giá trị gói thầu và nguồn vốn đầu tư mà Hiệu trưởng có thẩm quyền phê duyệt hoặc làm tờ trình gửi Bộ Y tế phê duyệt đề án, danh mục thiết bị, kế hoạch lựa chọn nhà thầu.

2. Sau khi được phê duyệt, phòng Quản trị Thiết bị cùng với tổ chuyên gia tư vấn xây dựng hồ sơ mời thầu, trình Hiệu trưởng phê duyệt.

BƯỚC 3. Tổ chức lựa chọn nhà thầu

1. Đăng tải thông tin về gói thầu trên Báo đấu thầu.

2.  Phát hành hồ sơ mời thầu trong thời gian đã đăng trên báo đấu thầu.

3. Mở thầu: Chủ đầu tư và các đơn vị tham gia đấu thầu cùng tham dự mở thầu;

4. Trường thành lập tổ chuyên gia để đánh giá từng hồ sơ dự thầu.

5. Trường thành lập tổ Thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu.

6. Hiệu trưởng phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu.

BƯỚC 4.  Thực hiện hợp đồng 

1. Thương thảo và hoàn thiện Hợp đồng với nhà thầu.với nhà thầu, trình Hiệu trưởng/Phó Hiệu trưởng được ủy quyền ký.

3. Theo dõi việc thực hiện hợp đồng, tiếp nhận hàng hóa, tổ chức nghiệm thu và bàn giao cho đơn vị sử dụng.

4. Soạn thảo thanh lý hợp đồng, trình HT /Phó Hiệu trưởng được ủy quyền ký khi hai bên đã hoàn thành nghĩa vụ với nhau.

5. Làm thủ tục thanh toán hợp đồng và chuyển phòng Tài chính Kế toán thanh toán cho nhà thầu.

 

 

 

QUY TRÌNH ĐIỀU CHUYỂN TÀI SẢN

 
   

 

1. Mục đích:

- Điều chuyển tài sản từ đơn vị này đến đơn vị khác để tăng tần suất sử dụng, khai thác tối đa và có hiệu quả trong việc sử dụng tài sản nhằm hạn chế lạc hậu về kỹ thuật và tránh lãng phí.  

- Tập trung các chủng loại thiết bị cùng ngành nghề đào tạo, cùng lĩnh vực nghiên cứu khoa học, ứng dụng trong điều trị  để khai thác có hiệu quả hơn.

- Tập trung các chủng loại thiết bị hiện đại, đắt tiền để sử dụng dùng chung.

 

2. Đối tượng:

- Tài sản dư thừa, không nhu cầu sử dụng khi thực hiện sắp xếp, giải thể, sát nhập, hợp nhất hoặc thay đổi chức năng nhiệm vụ.

- Tài sản sử dụng vượt so với tiêu chuẩn, định mức theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.

- Tài sản phục vụ hoạt động của dự án khi dự án kết thúc.

- Tài sản đầu tư mua sắm, đưa vào sử dụng, nếu khai thác chưa hết công suất.

 

3. Qui trình:

            a) Điều chuyển tài sản giữa các đơn vị trong trường:

Bước 1. Văn bản đề nghị điều chuyển tài sản khi đơn vị không có nhu cầu sử dụng hoặc văn bản đề nghị xin điều chuyển tài sản từ đơn vị khác về đơn vị mình gởi cho phòng  QTTB (kèm danh mục tài sản)

Bước 2: Phòng QTTB làm văn bản trình Ban giám hiệu khi hai đơn vị giao và nhận tài sản thống nhất điều chuyển tài sản (danh mục tài sản và giá trị tài sản còn lại sau khi đã đối chiếu qua sổ sách và kiểm kê thực tế).

Bước 3: Sau khi được Ban giám hiệu  đồng ý, phòng QTTB soạn thảo Quyết định điều động tài sản từ đơn vị này đến đơn vị khác trình Ban giám hiệu phê duyệt.

Bước 4. Khi có Quyết định của Ban giám hiệu , phòng QTTB tiến hành lập Biên bản bàn giao tài sản giữa các đơn vị có liên quan (Biểu 2/BGTS).

Bước 5. Phòng QTTB kết hợp với phòng TCKT ghi tăng, giảm tài sản trong sổ tài sản Trường, giao biên bản bàn giao và quyết định điều động tài sản cho hai đơn vị có liên quan. Đơn vị nhận tài sản ghi tăng tài sản, đơn vị giao tài sản ghi giảm tài sản, trong sổ sách theo dõi tại đơn vị.

b) Điều chuyển tài sản trong nội bộ đơn vị:

Bước 1. Văn bản đề nghị điều động tài sản khi Bộ môn không có nhu cầu sử dụng hoặc văn bản đề nghị xin điều động tài sản từ Bộ môn khác về Bộ môn mình gởi cho Trợ lý tài sản của đơn vị, đính kèm danh mục tài sản.

Bước 2:  Trợ lý thiết bị đơn vị làm văn bản trình Lãnh đạo đơn vị sau khi có sự xác nhận của 2 Bộ môn giao và nhận tài sản về giá trị còn lại của tài sản (qua sổ sách và kiểm kê thực tế).

Bước 3: Sau khi được Lãnh đạo đơn vị đồng ý, Trợ lý thiết bị đơn vị tiến hành lập Biên bản bàn giao tài sản giữa các Bộ môn có liên quan (Biểu 2 /BGTS).

 Bước 4: Trợ lý tài sản đơn vị gởi cho phòng  QTTB văn bản có phê duyệt của Lãnh đạo đơn vị, kèm biên bản bàn giao tài sản. phòng QTTB soạn thảo Quyết định điều động tài sản từ Bộ môn nầy đến Bộ môn khác trình Ban giám hiệu phê duyệt.

Bước 5. Phòng QTTB ghi tăng, giảm tài sản trong sổ tài sản Trường, giao quyết định điều động tài sản đơn vị. Trợ lý tài sản của đơn vị có trách nhiệm phối hợp các Bộ môn có liên quan ghi  tăng, giảm tài sản trong sổ sách theo dõi tại đơn vị.

 

QUY TRÌNH THANH LÝ TÀI SẢN

 

(Là tài sản cố định không phải nhà, vật kiến trúc, công trình xây dựng)

 

1. Mục đích:

- Thanh lý tài sản đã bị hư hỏng không còn sử dụng được.

- Thanh lý tài sản hư hỏng, bổ sung vốn vào nguồn Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp để tái đầu tư mua sắm tài sản mới.

 

2. Đối tượng:

- Tài sản hết thời gian trích khấu hao hoặc tính hao mòn, đã hư hỏng không còn sử dụng được, nhưng không thể điều chuyển cho đơn vị khác sử dụng làm mô hình giảng dạy hoặc chi phí sửa chữa quá lớn không bảo đảm hiệu quả sử dụng.

 

3. Quy trình thanh lý tài sản:

a) Thanh lý tài sản có nguyên giá trên 500 triệu đồng :

Bước 1. Đơn vị gởi đề nghị thanh lý tài sản cho phòng  QTTB. (Biểu 3b/TLTS).

Bước 2: Phòng  QTTB lập danh sách những thiết bị đề nghị thanh lý (phối hợp với đơn vị đề nghị và đối chiếu với sổ sách quản lý tài sản tại đơn vị và  Trường).

Bước 3: Phòng QTTB lập tờ trình báo cáo và xin ý kiến Ban giám hiệu về danh mục tài sản đề nghị thanh lý của đơn vị. Sau khi được Ban giám hiệu đồng ý, phòng QTTB soạn thảo Quyết định thành lập Hội đồng thanh lý tài sản.

Bước 4: Hội đồng thanh lý tài sản tiến hành kiểm tra, đánh giá hiện trạng tài sản đề nghị thanh lý và lập Biên bản thanh lý tài sản hoặc Biên bản thẩm định tài sản thanh lý của cơ quan có chức năng . (Biểu C51-HD)

Bước 5: Phòng QTTB soạn công văn trình Ban giám hiệu  đề nghị Bộ Y tế cho phép thanh lý tài sản (kèm các biên bản thực hiện ở bước 4)

Bước 6. Căn cứ Quyết định thanh lý tài sản của Bộ Y tế, phòng QTTB đề xuất phương thức xử lý tài sản (làm mô hình giảng dạy, bán thu ngân sách hoặc huỷ) trình Ban giám hiệu xem xét quyết định.

Đối với tài sản bán thanh lý : phòng QTTB lập kế hoạch thực hiện đúng theo qui định của pháp luật trình Ban giám hiệu xem xét quyết định.

Bước 7. Phòng QTTB phối hợp cùng với phòng TCKT ghi giảm tài sản trong sổ tài sản Trường.  Kết hợp với trợ lý tài sản của đơn vị thông báo đến các Bộ môn có liên quan ghi giảm tài sản trong sổ sách theo dõi tại đơn vị.

Bước 8. Phòng QTTB gửi toàn bộ hồ sơ có liên quan đến việc thanh lý tài sản cho phòng TCKT để làm thủ tục giảm sổ sách kế toán.

Bước 9:  Phòng QTTB lập báo cáo gửi về Bộ Y tế về tình hình thanh lý tài sản của đơn vị cùng đợt báo cáo kiểm kê hàng năm tại Trường.

 

 b) Thanh lý tài sản cố định có nguyên giá dưới 500 triệu đồng

Bước 1. Đơn vị gởi đề nghị thanh lý tài sản cho phòng  QTTB. (Biểu 3b/TLTS).

Bước 2: Phòng  QTTB lập danh sách những thiết bị đề nghị thanh lý (phối hợp với đơn vị đề nghị và đối chiếu với sổ sách quản lý tài sản tại đơn vị và Trường).

Bước 3: Phòng QTTB lập tờ trình báo cáo và xin ý kiến Ban giám hiệu về danh mục tài sản đề nghị thanh lý của đơn vị. Sau khi được Ban giám hiệu đồng ý, phòng QTTB soạn thảo Quyết định thành lập Hội đồng thanh lý tài sản.

Bước 4: Hội đồng thanh lý tài sản tiến hành kiểm tra, đánh giá hiện trạng tài sản đề nghị thanh lý và lập Biên bản thanh lý tài sản hoặc Biên bản thẩm định tài sản thanh lý của cơ quan có chức năng . (Biểu C51-HD)

Bước 5: Phòng QTTB lập báo cáo và đề xuất phương thức thanh lý tài sản (làm mô hình giảng dạy, bán thu ngân sách hoặc huỷ) trình Ban giám hiệu xem xét và phê duyệt.

Bước 6. Sau khi Ban giám hiệu chấp thuận, Hội đồng thanh lý tài sản Trường tiến hành các thủ tục thanh lý tài sản theo đúng qui định của pháp luật.

Bước 7. Phòng QTTB phối hợp cùng với phòng TCKT ghi giảm tài sản trong sổ tài sản Trường.  Kết hợp với trợ lý tài sản của đơn vị thông báo đến các Bộ môn có liên quan ghi giảm tài sản trong sổ sách theo dõi tại đơn vị.

Bước 8. Phòng QTTB gửi toàn bộ hồ sơ có liên quan đến việc thanh lý tài sản cho phòng TCKT để làm thủ tục giảm sổ sách kế toán.

Bước 9:  Phòng QTTB lập báo cáo gửi về Bộ Y tế về tình hình thanh lý tài sản của đơn vị cùng đợt báo cáo kiểm kê hàng năm tại Trường.

 

                                                                                                                       

 

QUY TRÌNH MUA SẮM, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG DỤNG CỤ,

HÓA CHẤT, VẬT TƯ TIÊU HAO, SINH VẬT PHẨM

 

 

I.Mục đích   

Qui định thống nhất, trình tự thực hiện mua sắm công cụ dụng cụ, hóa chất, vật tư tiêu hao, sinh vật phẩm…. phục vụ cho các hoạt động giảng dạy và nghiên cứu của Trường Đại học Y Dược Cần Thơ theo đúng các qui định hiện hành.

 

II. Phạm vi áp dụng

            Áp dụng mua sắm công cụ dụng cụ, hóa chất, vật tư tiêu hao, sinh vật phẩm phục vụ cho giảng dạy và các hoạt động của các đơn vị thuộc Trường, các đề tài nghiên cứu khoa học, các dự án của Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.

 

III.Qui trình thực hiện

1.Qui trình mua sắm thông qua thực hiện đấu thầu

Bước 1. Các đơn vị có nhu cầu sử dụng công cụ dụng cụ, hóa chất, vật tư tiêu hao, sinh vật phẫm. Lập danh mục đề nghị mua sắm công cụ dụng cụ, hóa chất, vật tư tiêu hao, sinh vật phẫm,… gửi về phòng QTTB bao gồm :

-Báo cáo : nhập, xuất , tồn của năm trước.

-Biên bản của Hội đồng KH&ĐT, đính kèm bảng tổng hợp đề nghị danh mục của đơn vị .

-Tờ trình đề nghị của các đơn vị.

Theo mẫu đính kèm  :           01A/BC-XNT-DC; 01B/BC-XNT-HC.VT;  

02A/DT-CC-HC-VT; 02B/DT-CC-HC-VT

 

Bước 2. Phòng QTTB, tiến hành thực hiện :

-Kiểm tra bảng tổng hợp danh mục đề nghị của đơn vị : chủng loại danh mục, nước sản xuất, hãng sản xuất, qui cách, số lượng,…  

-Đối chiếu với định mức thực tập, báo cáo tồn kho của đơn vị.

-Tổng hợp danh mục mua sắm. Nêu ý kiến đề xuất

Theo mẫu đính kèm : 03/TH-CC-HC-VT

 

Bước 3. Thông qua Hội đồng KH&ĐT Trường.

-Phòng QTTB báo cáo trước Hội đồng KH&ĐT Trường, Hiệu trưởng/Hiệu phó được ủy quyền và các đơn vị : về danh mục đã xem xét và nêu ý kiến đề xuất danh mục của các đơn vị đề nghị.

- Phòng QTTB : Tổng hợp hoàn chỉnh danh mục mua sắm đã được thông qua kèm biên bản của Hội đồng KH&ĐT mở rộng trình Chủ đầu tư (Hiệu trưởng) phê duyệt danh mục.

 

Bước 4. Tiến hành hoàn chỉnh các văn bản trình cấp có thẩm quyền phê duyệt  (Bộ Y tế), văn bản bao gồm :

-Làm tờ trình, trình Bộ Y tế phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu (danh mục, nguồn vốn).

-Biên Bản Hội đồng KH&ĐT.

-Quyết định danh mục của Chủ đầu tư;

-Báo giá tham khảo ( 3 báo giá);

-Cam kết xử dụng đúng mục đích, đúng yêu cầu cho đào tạo và nghiên cứu;

Mẫu biểu : theo qui định của Bộ kế hoạch đầu tư

 

Bước 5. Trình phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu

(Theo qui trình cũ ,có thể thay đổi sau khi nhận quyết định phân cấp của Bộ y tế theo đề án tự chủ của Trường ĐHYD Cần Thơ )

-Trình phê kế hoạch lựa chọn nhà thầu;

-Tham dự hội đồng thẩm định Bộ Y Tế;

-Nhận Quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu

Mẫu biểu : theo qui định của Bộ kế hoạch đầu tư.

 

Bước 6. Tổ chức đấu thầu (Hội đồng mở thầu; Tổ chuyên gia tư vấn; Tổ thẩm định)

- Trình Chủ đầu tư ban hành các quyết định ;

 

-Xây dựng HSMT; Thẩm định hồ sơ mời thầu; Trình phê duyệt hồ sơ mời thầu.

 

Bước 7. Hội đồng mở thầu thực hiện tổ chức đấu thầu theo phân cấp.

-Đăng báo mời thầu

-Phát hành HSMT

-Tiếp nhận HSDT

-Tổ chức mở thầu (lập biên bản)

-Quản lý HSDT

Mẫu biểu : theo qui định của Bộ kế hoạch đầu tư.

 

Bước 8. Báo cáo kết quả lựa chọn nhà thầu

(Hội đồng mở thầu, tổ chuyên gia tư vấn, Tổ thẩm định)

-Báo cáo kết quả chấm thầu;

-Báo cáo thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu

-Trình Chủ đầu tư phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu

 

Mẫu biểu :

-Theo qui định của Luật đấu thầu

-Theo qui định của Bộ kế hoạch đầu tư.

 

Bước 9. Thương thảo và thực hiện hợp đồng.

-Thương thảo và thực hiện hợp đồng.

-Bàn giao, quản lý sử dụng.

Theo dõi sản phẫm : nhập – xuất – tồn tại đơn vị.

-Biên bản thanh lý hợp đồng.

 

Bước 10. Quản lý và bàn giao sản phẩm

-Báo cáo sử dụng CCDC, HC, VTTH, SVP.

-Bàn giao cho đơn vị sử dụng

-Lập sổ theo dõi : nhập xuất tồn (cấp Khoa/BM)

-Tổng hợp biên bản bào giao nghiệm thu

-Báo cáo sử dụng toàn trường

Bước 11. Thanh toán và lưu hồ sơ

- Lập hồ sơ gửi phòng TCKT thanh toán ( gồm tất cả các văn bản trong qui trình thực hiện)

-Lưu hồ sơ thanh toán lưu tại phòng QTTB.

 

2.QUI TRÌNH MUA SẮM KHÔNG QUA ĐẤU THẦU

            Được thực hiện trong các trường hợp đặc biệt, đột xuất mua sắm nhỏ , lẻ không thể tổ chức đấu thầu, mời thầu.

            Khi các Khoa/Bộ môn, Trung tâm, đơn vị trực thuộc có yêu cầu mua sắm, các phòng chức năng (phòng QTTB, phòng TCKT) tiếp nhận yêu cầu và trình chủ đầu tư để thực hiện. Các đơn vị cần thực hiện các bước sau :

Bước1.Các đơn vị có yêu cầu lập đề nghị mua sắm kèm theo giải trình lý do mua sắm đột xuất, bổ sung đính kèm biên bản của đơn vị hoặc quyết định giao dự toán thường xuyên mà không thể thực hiện đấu thầu được . Đề nghị thể hiện được qui cách của sản phẩm và kèm theo giá dự toán.

Bước 2.Phòng QTTB tiếp nhận, tiến hành thẩm tra nhu cầu thực tế phát sinh đột xuất, kết hợp với phòng TCKT xác định nguồn vốn thực hiện.

Bước 3. Phòng QTTB tiến hành lấy 3 báo giá của ba nhà thầu khác nhau , tổng hợp chọn giá thấp nhất để xin ý kiến của Hiệu trường/Hiệu phó được ủy quyền.

Trường hợp là mẫu vật, bệnh nhân giả ,… Các đơn vị có thể trực tiếp thực hiện có xác nhận của phòng QTTB hoặc phối hợp với phòng QTTB để thực hiện

Bước 4.Phòng QTTB tiến hành thực hiện mua sắm giống như quy trình đấu thầu ( bước 8, 9, 10, 11).

 

QUY TRÌNH MUA SẮM VĂN PHÒNG PHẪM

TRANG BỊ BẢO HỘ LAO ĐỘNG

 

  1. Quy trình thực hiện mua sắm văn phòng phẩm cho các phòng ban và các văn phòng khoa

Việc thực hiện mua văn phòng phẩm được thực hiện theo từng quí và theo quy trình sau:

Đầu năm sau khi đã thực hiện các thủ tục đấu thầu và kết quả đấu thầu P.QTTB gửi danh mục kết quả trúng thầu về các đơn vị và mẫu dự trù để đơn dị tiến hành lập dự trù.

  • Qúi I khoảng 20/1 các đơn vị gửi dự trù về P.QTTB ( kèm theo mail) sau đó P.QTTB tổng hợp và trình ký dự trù tổng của các đơn vị, đến khoảng ngày 01 tháng 02 của quí sẽ có văn phòng phẩm về đến các đơn vị sử dụng
  • Qúi II khoảng 20/4 các đơn vị gửi dự trù về P.QTTB ( kèm theo mail) sau đó P.QTTB tổng hợp và trình ký dự trù tổng của các đơn vị đến khoảng ngày 01 tháng 5 của quí sẽ có văn phòng phẩm về đến các đơn vị sử dụng
  • Qúi III khoảng 20/7 các đơn vị gửi dự trù về P.QTTB ( kèm theo mail) sau đó P.QTTB tổng hợp và trình ký dự trù tổng của các đơn vị đến khoảng ngày 01 tháng 8 của quí sẽ có văn phòng phẩm về đến các đơn vị sử dụng
  • Qúi IV khoảng 20/10 các đơn vị gửi dự trù về P.QTTB ( kèm theo mail) sau đó P.QTTB tổng hợp và trình ký dự trù tổng của các đơn vị đến khoảng ngày 01 tháng 11 của quí sẽ có văn phòng phẩm về đến các đơn vị sử dụng
  1. Quy trình thực hiện may bảo hộ lao động cho cán bộ trường

Khoảng tháng 03 hàng năm P.TCCB ra quyết định danh sách may trang phục bảo hộ lao động cho cán bộ trường đến khoảng 04 P.QTTB tiến hành các thủ tục chọn vải và đấu thầu chọn nhà thầu cung cấp

Tháng 20/5 P.QTTB sẽ thông báo về các đơn vị thược trường để lấy số đo trong vòng 01 tuần là hoàn thành việc lấy số đo

Khoảng  20/9 là làm thủ tục giao nhận đến các đơn vị tại P.QTTB ( việc giao nhận trong vòng 01 tuần )

 

 

 

QUY TRÌNH SỬA CHỮA TÀI SẢN

(Máy móc thiết bị, phương tiện vận tải - truyền dẫn,

nhà cửa - vật kiến trúc)

 

(Ban hành kèm theo quyết định số     /QĐ-ĐHYDCT  ngày     tháng    năm 2015

của Hiệu trưởng Trường Đại học Y Dược Cần Thơ)

 

1. Đối tượng sửa chữa:

- Tài sản cố định là máy móc thiết bị (MMTB),

- Tài sản là phương tiện vận tải (ô tô),

- Tài sản là phương tiện truyền dẫn,

- Tài sản là nhà cửa - vật kiến trúc,

- Đồ gỗ, công cụ, dụng cụ.

2. Nội dung sửa chữa:  

 Xuất phát từ nhu cầu thực tế cần sửa chữa, cải tạo, nâng cấp tài sản cố định thuộc các đối tượng nêu trên của đơn vị bởi các lý do như:

- Hư hỏng một hay vài bộ phận của thiết bị; cần nâng cấp với tính năng kỹ thuật cao hơn để phù hợp với điều kiện thực tế làm việc;

- Sửa chữa để tạo sự an toàn trong vận chuyển;

- Nhà cửa - vật kiến trúc bị hư hỏng, xuống cấp cần phải sửa chữa, nâng cấp để có điều kiện làm việc tốt hơn như: mái nhà bị dột, thấm; trần nhà bị mục, mối mọt; tường nhà bị nứt, thấm;  cửa sổ, cửa đi bị mục, rỉ sét; nền nhà bị lún, sụp; lối đi nội bộ; tường rào; nhà vệ sinh ...

3. Trình tự - thủ tục sửa chữa tài sản

Bước 1. Đơn vị làm đề nghị sửa chữa gửi phòng Quản trị Thiết bị.

Bước 2: Phòng Quản trị Thiết bị tổng hợp trình Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng phụ trách Cơ sở vật chất (sau đây viết tắt là HT) duyệt kế hoạch sửa chữa tài sản.

Bước 3. Phòng Quản trị Thiết bị phối hợp đơn vị tìm nơi sửa chữa. Làm dự trù sửa chữa (có 3 báo giá) trình HT duyệt.

Bước 4. Làm hợp đồng sửa chữa với bên nhận sửa chữa làm, trình HT ký.

Bước 5.Theo dõi việc thực hiện sửa chữa. Nghiệm thu tài sản khi sửa chữa xong.

Bước 6. Làm biên bản nghiệm thu và biên bản thanh lý hợp đồng.

Bước 7. Làm hồ sơ thanh toán gồm có: Kế hoạch + Dự trù + Các phiếu báo giá + Hợp đồng + Hoá đơn tài chính + Biên bản nghiệm thu + Biên bản thanh lý hợp đồng + Giấy đề nghị thanh toán của đơn vị (mẫu của Phòng Tài chính Kê toán).

 

                                                                                                             HIỆU TRƯỞNG

                                                                                                                        (Đã ký)

                                                                                                               Phạm Văn Lình