Khai giảng các lớp kỹ năng, năng khiếu âm nhạc - mỹ thuật và các hoạt động hỗ trợ sinh viên hoàn thành chuẩn năng lực thẩm mỹ
Theo đó, việc tổ chức các lớp kỹ năng, năng khiếu âm nhạc - mỹ thuật và
các hoạt động nhằm mục đích hỗ trợ sinh viên có thể hoàn thành chuẩn năng lực
thẩm mỹ trước khi tốt nghiệp ra Trường. Đồng thời, phát hiện và tuyển chọn các
nhân tố tiềm ẩn tham gia vào các hoạt động chung của Trường và làm căn cứ thành
lập các Câu lạc bộ âm nhạc - mỹ thuật trong Trường.
Khóa học gồm các lớp sau: Lớp nhiếp ảnh: Chụp và biên tập ảnh báo chí; Lớp
Báo chí: Sản xuất các tác phẩm báo chí đa phương tiện; Lớp Kỹ năng dẫn chương
trình, biên tập và viết kịch bản; Lớp Sản xuất Video Clip tin tức cho các nền tảng:
Truyền hình, quảng cáo, mạng xã hội, trực tuyến, báo điện tử; Các lớp âm nhạc,
mỹ thuật cơ bản: Piano, Guitar, Thanh nhạc, Múa, Đàn tranh, Sáo trúc, Hội họa.
Chụp
và biên tập ảnh báo chí

Nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Trung Kiên, Giảng viên Mỹ
thuật đa phương tiện - Đại học Cần Thơ giới thiệu và chia sẻ những kinh nghiệm
về kỹ năng chụp ảnh báo chí
Với chương trình học thiết thực, sinh viên sẽ được truyền đạt các kiến thức,
kỹ năng cơ bản về một số nội dung như: Hiểu rõ thiết bị và chế độ
chụp: Làm chủ thiết bị chụp hình (máy ảnh và điện thoại), thao tác, tư thế chụp
hình; Xử lý ánh sáng và bố cục hình ảnh; Ảnh thời sự nghệ thuật: Các nguyên tắc
và chỉnh sửa ảnh cơ bản sử dụng cho biên tập và đăng tin bài báo chí.
Trong đó, chú trọng
vào tổng quan ảnh báo chí, các yếu tố tạo nên giá trị bức ảnh, cách lựa chọn ảnh
đúng với nội dung bài, tiêu đề; bố cục, từ khoá ảnh báo chí, góc chụp, những
tiêu chí để thực hiện phóng sự ảnh; yếu tố chụp ảnh chân dung, ảnh thời sự, hội
nghị, thông điệp từ ảnh báo chí và một số lỗi hay mắc trong ảnh báo chí,…

Sử dụng phương pháp kết hợp giữa lý thuyết và thực
hành, Ban tổ chức lớp học dành thời gian để các em sinh viên xuống hiện trường
thực hiện các bài tập, áp dụng ngay những kỹ năng mới được học vào thực tiễn
Sản xuất các tác phẩm báo chí đa phương tiện

Các bạn sẽ được nhà báo Hoàng Thị Ánh Tuyết,
Ths. Ngôn ngữ học, Báo Thông Tấn xã, Cơ quan thường trú tại Cần Thơ truyền đạt
và chia sẻ về quá trình sản xuất các tác phẩm báo chí đa phương tiện, xu hướng
cập nhật thông tin hiện nay của công chúng nhằm đưa ra những thay đổi phù hợp,
giúp tăng sức hấp dẫn, tăng lượt xem cho từng loại hình báo chí.
Bên cạnh đó, nhà báo Hoàng Thị Ánh Tuyết
cũng hướng dẫn sinh viên về các kỹ năng viết tin hiện đại; Kỹ năng phỏng vấn và
xây dựng bài phỏng vấn trên các loại hình báo chí; Báo chí đa phương tiện: các
đặc trưng của báo chí đa phương tiện và tổ chức và quản trị nội dung báo chí đa
phương tiện; Thực hiện tác phẩm báo chí dạng bài phỏng vấn, bài phản ánh.

Khóa học là cơ hội để các
bạn sinh viên viên giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình tác nghiệp, đồng
thời nắm vững hơn những kỹ năng, kiến thức chuyên sâu để thực hiện hiệu quả các
tác phẩm báo chí đa phương tiện, phục vụ cho việc truyền tải thông tin nhanh,
chính xác đến người đọc.
Kỹ năng dẫn chương trình, biên
tập và viết kịch bản
Tham gia lớp học, các bạn sinh
viên sẽ được trang bị những kiến thức cơ bản về MC như: Khái quát về công việc
người dẫn chương trình; Giọng nói của người dẫn chương trình; Sử dụng ngôn ngữ
hình thể; Phong cách sân khấu – Phối hợp bạn dẫn – Trang điểm và trang phục; Làm
chủ cảm xúc, xử lý tình huống; Phỏng vấn và Talkshow; Xây dựng kịch bản và viết lời dẫn chương trình; Bài thực
hành tổng quát.

Nhà báo - MC Mạc Kỉnh Hào, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo TP Cần Thơ, Trưởng
phòng Phát thanh, Đài PT&TH TP Cần Thơ chia sẻ các kỹ năng dẫn chương trình

Nhà báo - MC Mạc Kỉnh Huy hướng dẫn các bạn về kỹ năng phỏng vấn

Nhà báo, MC Đỗ Hoàng Ngọc Diễm chia sẻ những kinh nghiệm về kỹ năng sử dụng
ngôn ngữ hình thể
Đồng thời, các bạn có cơ hội
giao lưu trực tiếp với phát thanh viên của Đài phát thanh và truyền hình TP Cần
Thơ, lắng nghe các thầy cô giảng dạy báo chí nhiều năm giải đáp và tháo gỡ những
khó khăn trong công tác tuyên truyền các em đang thực hiện.
Nghiệp vụ truyền hình “Sản xuất Video Clip
tin tức cho các nền tảng”

Các Báo cáo viên của khóa học đến từ
VTV Cần Thơ gồm có nhà báo Mạc Kỉnh Huy – Phó Trưởng Phòng Chuyên mục và
Giải trí; Nhà báo Châu Văn Trính – Phó Trưởng Phòng Thư ký biên tập; Phóng viên
Trần Nhật Di – Quay phim phòng tin tức; Biên tập viên Phan Thị Lan Anh – Tổ
Biên tập Nội dung số; Kỹ sư Lý Hoàng Minh – Kỹ thuật dựng Phòng Kỹ thuật.
Với sự hướng dẫn của nhà báo Mạc Kỉnh Huy,
các bạn sinh viên sẽ có cơ hội tìm hiểu tổng quan về truyền hình hiện đại trong
bối cảnh bùng nổ truyền thông đại chúng, các phương thức truyền thông của truyền
hình hiện đại: truyền hình di động, truyền hình trên mạng xã hội, viral video…;
Phỏng vấn trên truyền hình; Hướng dẫn học viên quay, dựng bằng smart phone; Những
nguyên tắc cơ bản để xây dựng kịch bản tác phẩm, chương trình truyền hình; Các
thủ pháp tạo nên một kịch bản hấp dẫn; Các nguyên tắc dựng hình.

Sinh viên hứng thú khi được
đặt câu hỏi cho Biên tập viên Phan Thị Lan Anh
Bên cạnh những kiến thức trong việc ứng dụng
những công nghệ hiện đại như smartphone, các bạn còn được truyền đạt một số thủ
thuật để có những khuôn hình đẹp, những góc quay, cỡ cảnh, đồng thời các bạn được
thực hành theo nhóm để tạo nên những sản phẩm đạt chất lượng hơn.