BM Bào chế - Công nghiệp dược

1. Lịch sử

       LBM Quản lý dược-Công nghiệp dược-Bào chế được thành lập theo quyết định số 2747/QĐ-BYT ngày 24/7/2007). Tháng 11 năm 2019, Bộ môn Bào chế-Công nghiệp dược được chia tách lại từ LBM Quản lý dược-Công nghiệp dược-Bào chế theo quyết định số 2284/QĐ-ĐHYDCT ngày 4 tháng 11 năm 2019. Trưởng đơn vị từ khi thành lập đến nay bao gồm: DS.CKII. Nguyễn Văn Ảnh (2007-11/2014), TS. Huỳnh Thị Mỹ Duyên (12/2014-nay).

       Chi bộ Bào chế-công nghiệp dược được thành lập vào tháng 4/2015, hiện có 06 Đảng viên (trong đó có 01 bí thư và 01 phó bí thư); Bộ môn thuộc tổ công đoàn Quản lý dược-Công nghiệp dược-Bào chế gồm 10 công đoàn viên (với 01 tổ trưởng công đoàn).

       Từ khi thành lập đến nay, Bộ môn không ngừng phát triển với số cán bộ cơ hữu hiện tại là 6, trong đó trình độ sau đại học 5 cán bộ (04 tiến sĩ, và 01 thạc sĩ); trình độ trung cấp là 01 cán bộ.

       Về cơ sở vật chất, Bộ môn đã 5 lần di dời qua các địa điểm khác nhau:

  • Từ năm 2003-2006 tại 01 phòng thí nghiệm chung trong khuôn viên Cty Cổ phần Dược Hậu Giang, 288 Bis Nguyễn Văn Cừ-F.An Hòa- Q.Ninh Kiều-TP.Cần Thơ.
  • Từ năm 2007-2008 tại 01 phòng thí nghiệm chung trong khuôn viên Trung tâm huấn luyện cán bộ Y tế QK9, 209 đường 30/4-F. Xuân Khánh-Q.Ninh Kiều-TP. Cần Thơ.
  • Từ năm 2009-2012 tại 01 phòng thí nghiệm trong khuôn viên khoaY-Khu II Trường Đại Học Cần Thơ, đường 3/2-F.Xuân Khánh-Q.Ninh Kiều-TP.Cần Thơ.
  • Từ năm 2012-2014 tại 02 phòng thí nghiệm trong khuôn viên khu khoa Y-Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ và 01 khu phòng thí nghiệm tại đường Nguyễn Văn Cừ (BM Công nghiệp dược), 179 Nguyễn Văn Cừ-F.An Khánh-Q.Ninh Kiều-TP.Cần Thơ.
  • Từ năm 2014-nay tại tầng 1, khoa Dược-Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ, 179 Nguyễn Văn Cừ-F.An Khánh-Q.Ninh Kiều-TP.Cần Thơ.

       Hiện nay, Bộ môn có tổng cộng 08 phòng thí nghiệm, 01 phòng nghiên cứu khoa học và một số phòng chức năng. Bộ môn có một số trang thiết bị hiện đại phục vụ cho công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học như máy dập viên xoay tròn, máy nang cứng tự động, máy nang mềm, máy sấy phun, máy sấy tầng sôi, máy bao phim, nồi bao đường, máy đo quang, máy đo độ hòa tan, độ rã, độ cứng, độ mài mòn...

       Trong thời gian qua, Bộ môn liên tục đạt được các danh hiệu tập thể lao động xuất sắc qua các năm 2008-2009, 2011-2012, 2013-2014, 2014-2015, 2015-2016, 2017-2018, 2018-2019. Đặc biệt, Bộ môn đã vinh dự được 02 lần nhận bằng khen Bộ Trưởng vào năm 2009-2010, 2012-2013. Ngoài ra, Bộ môn cũng liên tục đạt danh hiệu tổ công đoàn xuất sắc từ 2010-nay.

2. Chức năng, nhiệm vụ

      Công tác chính trị: thực hiện đúng các đường lối của Đảng, chủ trương và chính sách pháp luật của Nhà nước, nhà Trường, các cơ quan đoàn thể.

      Tổ chức công tác giảng dạy: xây dựng khung chương trình, kế hoạch bài giảng, biên soạn giáo trình, hướng dẫn tự học, xây dựng ngân hàng câu hỏi; tổ chức việc giảng dạy về môn Bào chế- Công nghệ dược theo kế hoạch giảng dạy chung của nhà Trường cho các đối tượng là sinh viên dược nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực dược cho khu vực ĐBSCL; hướng dẫn thực tập cho sinh viên; chấm bài kiểm tra và thi theo đúng quy định của Trường, hướng dẫn sinh viên năm cuối làm chuyên đề tốt nghiệp.

       Tổ chức nghiên cứu khoa học cho toàn thể cán bộ; tổ chức quản lý, xây dựng, phát triển, củng cố đội ngũ cán bộ của Bộ môn. Bồi dưỡng học tập chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ để không ngừng nâng cao trình độ.

       Xây dựng và quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật của Bộ môn.

       Xây dựng công tác Đảng, công tác đoàn thể vững mạnh.

3. Cơ cấu tổ chức nhân sự

4. Bản phân công nhiệm vụ từng thành viên

4.1. Trưởng bộ môn-TS. Huỳnh Thị Mỹ Duyên

  • Thực hiện theo sự phân công của BCN khoa.
  • Lãnh đạo, quản lý toàn diện và tổ chức điều hành các hoạt động của BM. Phân công công việc, sắp xếp vị trí việc làm hợp lý cho nhân viên trong BM.
  • Chịu trách nhiệm chính công tác đào tạo đại học, sau đại học; Công tác tổ chức-thi đua khen thưởng; Công tác vật tư-hóa chất; Công tác đoàn thể.
  • Tổ chức xây dựng và hoàn thiện nội dung môn học, biên soạn giáo trình, tài liệu tham khảo liên quan đến nhóm môn học được Khoa và nhà Trường giao.
  • Xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên.
  • Chủ trì giao ban BM và tham gia giao ban Khoa; các hoạt động sơ kết, tổng kết của BM, khoa.
  • Kiểm tra, giám sát các hoạt động cơ sở vật chất, thiết bị; nghiên cứu khoa học-HTQT; kiểm định chất lượng.
  • Giảng dạy (biên soạn bài giảng, giáo trình, hướng dẫn và đánh giá, chấm luận văn, tiểu luận tốt nghiệp, biên soạn NHCH…), thực hiện các quy chế chuyên môn nghiệp vụ …; Học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và phương pháp giảng dạy; Nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ.
  • Kiêm nhiệm công tác Đảng, đoàn thể của Trường, bệnh viện và các hoạt động khác theo sự điều động của Khoa, Trường (nếu có).

4.2. Phó trưởng bộ môn-TS. Nguyễn Ngọc Nhã Thảo

  • Thực hiện theo sự phân công của Trưởng BM. Điều hành công việc, giúp Trưởng BM thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công, giải quyết công việc khi Trưởng BM đi vắng và ủy quyền.
  • Hỗ trợ Trưởng BM quản lý, tổ chức điều hành một số hoạt động của BM.
  • Chịu trách nhiệm chính công tác cơ sở vật chất, thiết bị; Nghiên cứu khoa học-HTQT; Kiểm định chất lượng.
  • Hỗ trợ Trưởng BM cùng giáo vụ BM tổ chức xây dựng và hoàn thiện nội dung môn học, biên soạn giáo trình, tài liệu tham khảo liên quan đến các học phần giảng dạy được giao.
  • Tổ chức và quản lý nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, chuyển giao công nghệ, hợp tác quốc tế; tham gia đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ khoa học thuộc lĩnh vực chuyên môn.
  • Tổ chức nghiên cứu cải tiến, kiểm tra, đánh giá phương pháp giảng dạy; hoạt động kiểm định chất lượng tại BM.
  • Giảng dạy (biên soạn bài giảng, giáo trình, hướng dẫn và đánh giá, chấm luận văn, tiểu luận tốt nghiệp, biên soạn NHCH…), thực hiện các quy chế chuyên môn nghiệp vụ …; Học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và phương pháp giảng dạy; Nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ.
  • Quản lý trực tiếp lý thuyết và thực hành của học phần “Một số dạng thuốc đặc biệt”.
  • Kiêm nhiệm công tác Đảng, đoàn thể hoặc các hoạt động khác theo sự điều động của BM, Khoa, Trường (nếu có).

4.3. Giảng viên -Ths. Lê Thị Minh Ngọc

  • Làm việc theo sự phân công của Trưởng, Phó bộ môn.
  • Giảng dạy (biên soạn bài giảng, giáo trình, hướng dẫn và đánh giá, chấm luận văn, tiểu luận tốt nghiệp, biên soạn NHCH … ), thực hiện các quy chế chuyên môn nghiệp vụ…; Nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ; Học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ và phương pháp giảng dạy.
  • Phụ trách công tác giáo vụ của BM.
  • Tham gia công tác kiểm định chất lượng, hoạt động đoàn thể tại BM.
  • Quản lý trực tiếp lý thuyết và thực hành của học phần “Bào chế và công nghệ dược II”
  • Kiêm nhiệm công tác tại Phòng khảo thí, tham gia các hoạt động khác theo sự điều động của LBM, Khoa, Trường (nếu có).

4.4. Giảng viên kiêm nhiệm -TS. Nguyễn Thị Linh Tuyền

  • Làm việc theo sự phân công của Trưởng, Phó bộ môn.
  • Giảng dạy (biên soạn bài giảng, giáo trình, hướng dẫn và đánh giá, chấm luận văn, tiểu luận tốt nghiệp, biên soạn NHCH… ), thực hiện các quy chế chuyên môn nghiệp vụ…; Nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ; Học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ và phương pháp giảng dạy.
  • Tham gia công tác kiểm định chất lượng, hoạt động đoàn thể tại BM.
  • Quản lý trực tiếp lý thuyết và thực hành của học phần “Định hướng cơ bản chuyên ngành sản xuất và phát triển thuốc”.
  • Thực hiện công tác giáo vụ của bộ môn, tham gia các hoạt động khác theo sự điều động của LBM, Khoa, Trường (nếu có).

4.5. Cán bộ phục vụ giảng dạy-DSTH. Nguyễn Hữu Nhân

  • Làm việc theo sự phân công của Trưởng, Phó bộ môn.
  • Dự trù và chuẩn bị các dụng cụ, hoá chất…  đảm bảo yêu cầu phục vụ giảng dạy. Nhận vật tư, hoá chất, dụng cụ theo kế hoạch, định kỳ kiểm kê, đối chiếu các vật tư, hóa chất trong lĩnh vực được giao; Quản lý và giữ chìa khóa các kho tại BM.
  • Ghi chép, thống kê các hoạt động chuyên môn theo mẫu quy định. Lưu trữ, bảo quản các tài liệu trong lĩnh vực được giao.
  • Tham gia hướng dẫn bài thực tập tại BM: hướng dẫn thực hành, giải đáp thắc mắc trong quá trình thực tập.
  • Tham gia quản lý phòng thực tập tại BM gọn gàng, sạch sẽ, ngăn nắp, bố trí thuận tiện cho quá trình thực tập.Thực hiện chế độ vệ sinh, tẩy uế, khử trùng dụng cụ. Đảm bảo qui chế, chế độ an toàn trong lĩnh vực chuyên môn.
  • Tham gia sử dụng, bảo quản trang thiết bị, tài sản, phát hiện và báo cáo kịp thời những lỗi kỹ thuật của trang thiết bị tại BM.
  • Tham gia nghiên cứu khoa học, công tác kiểm định chất lượng, hoạt động đoàn thể tại BM.
  • Thực hiện công tác tổ trưởng Công đoàn BM.
  • Tham gia công tác kiêm nhiệm tại Phòng công tác sinh viên và các hoạt động khác theo sự điều động của BM, Khoa, Trường (nếu có).

5. Hoạt động đào tạo

       Bộ môn Bào chế-Công nghiệp dược đảm nhiệm giảng dạy các môn học thuộc kiến thức ngành của chương trình đào tạo dược sĩ đại học theo hệ thống tín chỉ và học viên sau đại học như chuyên khoa cấp I chuyên ngành Công nghệ dược phẩm-Bào chế.

5.1. Đào tạo đại học

       Bộ môn Bào chế-Công nghiệp dược đảm nhận các học phần Bào chế-Công nghệ dược 1&2, Một số dạng thuốc đặc biệt, Định hướng cơ bản chuyên ngành sản xuất và phát triển thuốc. Các học phần này truyền tải các kiến thức cơ bản về lý thuyết và kỹ thuật thực hành pha chế các dạng thuốc. Dựa trên cơ sở lý thuyết, sinh viên có thể nghiên cứu-phát triển, xây dựng công thức, tiến hành pha chế và sản xuất một số dạng thuốc, mỹ phẩm và thực phẩm chức năng.

       Sau khi học xong các học phần của Bộ môn, sinh viên có thể đạt:

       Kiến thức

       Có kiến thức chuyên môn cơ bản về xây dựng công thức bào chế và sản xuất các chế phẩm thuốc, mỹ phẩm và thực phẩm chức năng.

       Kỹ năng

       - Tham gia tổ chức và triển khai được thực hành tốt trong sản xuất, các hoạt động khoa học công nghệ trong nghiên cứu và sản xuất thuốc; tham gia tổ chức và sản xuất được một số dạng thuốc, mỹ phẩm và thực phẩm chức năng.

       - Có khả năng tổ chức và làm việc theo nhóm; tìm kiếm các tài liệu chuyên ngành bằng tiếng Anh; sử dụng thành thạo các phần mềm vi tính thông dụng và chuyên ngành Dược và có khả năng giao tiếp, soạn thảo, thuyết trình, thảo luận và làm chủ tình huống.

       Thái độ

       - Có động cơ học tập và làm việc đúng đắn, nhận thức được việc cập nhật kiến thức là quan trọng và liên tục.

       - Có đạo đức nghề nghiệp, hành nghề đúng theo luật pháp, trung thực và khách quan.

       - Có ý thức trách nhiệm và ý thức cộng đồng.

       - Có tinh thần cầu tiến, hợp tác và giúp đỡ đồng nghiệp.

       Nơi công tác của người học sau khi tốt nghiệp

       - Trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp và Viện nghiên cứu chuyên ngành.

       - Công ty sản xuất, kinh doanh, phân phối dược phẩm.

       Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra Trường

       - Có khả năng tự học tập, nâng cao kiến thức, kỹ năng chuyên môn.

       - Có khả năng tham gia các khóa đào tạo liên tục, các văn bằng sau đại học chuyên ngành Bào chế-Công nghệ dược trong và ngoài nước.

 5.2. Đào tạo Sau đại học 

       Theo sự phân công của Khoa Dược, hiện tại Bộ môn có tham gia quản lý và đào tạo cho học viên sau đại học CK1. Công nghệ dược phẩm và Bào chế từ năm 2014 đến nay

 

TRÍ TUỆ-Y ĐỨC-SÁNG TẠO

 

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG-THÔNG BÁO

Thông báo

Bộ môn Bào chế-công nghiệp dược tổ chức buổi báo cáo chuyên đề "Nguyên liệu dập thẳng-nguyên liệu đa năng, ưu thế và ứng dụng rộng rãi trong bào chế, sản xuất; Các vấn đề thường gặp trong bao phim-ưu thế của hệ bao phim pha sẵn".

  • Thời gian, địa điểm: 7h30-11h00 ngày 4/11/2020 tại Hội trường Khoa Dược-Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
  • Đối tượng: Cán bộ giảng, học viên sau đại học; Sinh viên Dược năm thứ 4-5; Các cán bộ trong và ngoài khoa, trường có quan tâm; Các dược sĩ của một số công ty sản xuất dược phẩm khu vực ĐBSCL. Đăng ký bằng google form do Bộ môn cung cấp đường link, đăng ký trước 17h00 ngày 2/11/2020.
  • Dự kiến số lượng: 100 người (90 sinh viên, cán bộ trường và 10 khách mời của Cty).

Trân trọng thông báo.

ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC

a.Đề cương chi tiết học phần

b.Lịch dạy-học lý thuyết và thực tập

Lịch giảng HKI 2021-2011

c.Lịch kiểm tra/ đánh giá

 

ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

a. Lịch dạy-học lý thuyết

Lịch học học phần Tối ưu hóa công thức và quy trình lúc 7h30 từ ngày 02/3/2020 đến ngày 06/3/2020 tại Văn Phòng BM Bào chế-Công nghiệp dược.

b. Lịch dạy-học thực hành

Lịch học thực hành học phần Tối ưu hóa công thức và quy trình lúc 13h00 từ ngày 09/3/2020 đến ngày 20/3/2020 tại Phòng thực tập, BM Bào chế-Công nghiệp dược.

c. Lịch thi lý thuyết

Lịch thi lý thuyết tháng 6.2020

d. Lịch thi thực hành

Lịch thi thực hành học phần Tối ưu hóa công thức và quy trình lúc 13h00 từ ngày 27/3/2020 tại Phòng thực tập, BM Bào chế-Công nghiệp dược.

HOẠT ĐỘNG CỦA GIẢNG VIÊN

a. Dự giờ

Lịch dự giờ HKII năm học 2020-2021

Tên cán bộ được dự giờ

Thời gian

Tên cán bộ đi dự giờ

 Ths. Lê Thị Minh Ngọc

Tiết 3,4 lớp DK43, DK32

Tại GĐ.14RD

Ngày 02/4/2021

Bài: Thuốc dùng cho TE&NG

      Ts. Lâm Thanh Hùng

      Ts. Huỳnh Thị Mỹ Duyên

 

b.Học tập, bồi dưỡng, nâng cao trình độ

Lịch Hội thảo nghiên cứu, học tập Nghị quyết ĐHĐB lần thứ XIII của Đảng. Đối tượng: đảng viên.

Chủ nhật ngày 25/4/2021 lúc 8h00 và 14g00 tại Hội trường Khu hiệu bộ.

HOẠT ĐỘNG CỦA SINH VIÊN

a.Tài liệu học tập

Theo chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường, từ năm 2013, Bộ môn Bào chế-Công nghiệp dược đã tiến hành biên soạn, nghiệm thu cấp trường. Đến năm 2020 đã xuất bản 04 quyển giáo trình bao gồm: Bào chế-công nghệ dược I, Bào chế-công nghệ dược II, Một số dạng thuốc đặc biệt, Định hướng cơ bản chuyên khoa sản xuất và phát triển thuốc.

b.Nội quy thực tập

c.Hoạt động tự học

Các bạn SV nộp bài tự học cho giảng viên chậm nhất 2 tuần sau khi nhận được nội dung tự học.

d.Kết quả học tập

đ.Phúc khảo

Kết quả phúc khảo điểm Thực tập BC-CNDII:

1. Nguyễn Châu Anh

2. Trần Minh An

3. Ngô Anh Đức

4. Trần Mỹ Thanh

Kết quả: không đổi. 

e. Sinh viên nghiên cứu khoa học

Các mã QR phục vụ cho công tác NKCH tại BM

Đăng ký lịch làm việc

            

Đăng ký sử dụng máy

Nhật ký sử dụng máy

Nhật ký sử dụng phòng

Sổ trực nhóm nội vụ

Các sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học của BM trong buổi báo cáo nghiệm thu đề tài 2018-2019.

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC VIÊN

  

KHOA HỌC CÔNG NGHỆ & HTQT

Hoạt động nghiên cứu khoa học

Từ khi thành lập đến nay, giảng viên của Bộ môn luôn tích cực học tập nâng cao trình độ chuyên môn và tham gia nhiều hoạt động nghiên cứu khoa học, có nhiều đề tài nghiên cứu cấp tỉnh và cấp cơ sở đã và đang thực hiện. Trong 10 năm qua, Bộ môn đã đăng ký và thực hiện 30 đề tài cấp cơ sở, trong đó có 27 đề tài đã nghiệm thu và 3 đề tài đang thực hiện, hiện đang là chủ nhiệm và là cán bộ tham gia thực hiện 3 đề tài cấp tỉnh và thành phố, hàng trăm đề tài hướng dẫn sinh viên tốt nghiệp đã thực hiện. Với nhiều trang thiết bị và máy móc chuyên ngành hiện đại được đầu tư, nhiều công trình nghiên cứu với những kết quả khoa học được đăng trên các tạp chí chuyên ngành trong và ngoài nước.

       Trong tương lai, Bộ môn sẽ tiếp tục phát huy thành tựu nghiên cứu khoa học của Bộ môn trong đó ưu tiên nghiên cứu sản xuất thuốc có nguồn gốc từ dược liệu sẵn có tại Việt Nam và các dạng bào chế mới, hiện đại như nano, lyposom… trên các lĩnh vực như thuốc, thực phẩm chức năng, dược mỹ phẩm... bên cạnh đó, các đề tài nghiên cứu về quản lý dược thường xuyên cập nhật để thống kê được tình hình nhân lực Y tế và thực tế hành nghề dược sĩ tại Việt Nam, đồng thời chú trọng công tác công bố các kết quả trên các tạp chí khoa học trong và ngoài nước. Đặc biệt, Bộ môn sẽ tập trung vào các sáng chế cải tiến và chuyển giao công nghệ “nghiên cứu và phát triển thuốc mới” với các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm.

1. Các công trình nghiên cứu khoa học:

2. Danh mục bài báo:

2.1. Bài báo khoa học đăng trên tạp chí quốc tế

  1. Do Chau Minh Vinh Tho, Nguyen Ngoc The Tran, Simultaneous quantitative determination of paracetamol, ibuprofen and cafein in Dimitalgin capsules by second derivative spectrophotometry, Proceedings of the sixth Indochina Conference on Pharmaceutical Sciences, 2009, pp. 614-617.
  2. Nguyen Ngoc The Tran, Trinh Thi Thu Loan, Nguyen Duc Tuan, Dang Van Giap, Cause – effect relationships of desloratadin syrup, Proceedings of the seventh Indochina Conference on Pharmaceutical Sciences, 2012, pp. 509-512.
  3. Nguyen Thi Linh Tuyen, Nguyen Hoang Bich Tram, Nguyen Duc Tuan, Simultaneous determination of metoprolol and amlodipine in a multi-components pharmaceuticals by HPLC with photo diode array detector, Proceedings of the eighth Indochina Conference on Pharmaceutical Sciences, 1/2014, pp. 115-116.
  4. Wongsakorn Suchaoin, Irene Pereira de Sousa, Kesinee Netsomboon, Hung Thanh Lam, Flavia Laffleur, and Andreas Bernkop-Schnürch, Development and in vitro evaluation of zeta potential changing self-emulsifying drug delivery systems for enhanced mucus permeation, International Journal of Pharmaceutics, 2016, pp. 255-262.
  5. Ožbej Zupančič, Gintare Leonaviciute, Hung Thanh Lam, Alexandra Partenhauser, Snežana Podričnik, and Andreas Bernkop-Schnürch, Development and in vitro evaluation of an oral SEDDS for desmopressin, Drug Delivery, 2016, pp. 2074-2083.
  6. Zupančič, Ožbej, Alexandra Partenhauser, Hung Thanh Lam, Julia Rohrer, and Andreas Bernkop-Schnürch, Development and in vitro characterisation of an oral self-emulsifying delivery system for daptomycin, European Journal of Pharmaceutical Sciences, 2016, pp. 129-136.
  7. Gintare Leonaviciute, Wongsakorn Suchaoin, Barbara Matuszczak, Hung Thanh Lam, Arshad Mahmood, and Andreas Bernkop-Schnürch, Preactivated thiolated pullulan as a versatile excipient for mucosal drug targeting, Carbohydrate Polymers, 2016, pp. 743-751.
  8. Hung Thanh Lam, Gintare Leonaviciute, Ožbej Zupančič, and Andreas Bernkop-Schnürch, Thiomers: Impact of in situ cross-linkers on mucoadhesive properties, European Journal of Pharmaceutical Sciences, 2017, pp. 41-48.
  9. Leonaviciute, Gintare, Nada Trivic Adamovic, Hung Thanh Lam, Julia Rohrer, Alexandra Partenhauser, and Andreas Bernkop-Schnürch, Self-emulsifying drug delivery systems (SEDDS): Proof-of-concept how to make them mucoadhesive, European Journal of Pharmaceutics and Biopharmaceutics, 2017, pp. 51-57.
  10. Efiana, Nuri Ari, Arshad Mahmood, Hung Thanh Lam, Ožbej Zupančič, Gintare Leonaviciute, and Andreas Bernkop-Schnürch, Improved mucoadhesive properties of self-nanoemulsifying drug delivery systems (SNEDDS) by introducing acyl chitosan, International Journal of Pharmaceutics, 2017, pp. 206-212.
  11. Ožbej Zupančič, Julia Anita Grießinger, Hung Thanh Lam, and Andreas Bernkop-Schnürch, Storage Stability of Bivalirudin: Hydrophilic Versus Lipophilic Solutions, Journal of Pharmaceutical Sciences, 2017, pp. 1322-1330.
  12. Ožbej Zupančič, Julia Rohrer, Hung Thanh Lam, Julia Anita Grießinger, and Andreas Bernkop-Schnürch, Development and in vitro characterization of self-emulsifying drug delivery system (SEDDS) for oral opioid peptide delivery, Drug Development and Industrial Pharmacy, 2017, pp. 1694-1702.
  13. Nguyen Ngoc Nha Thao, Nguyen Ngoc Hieu, Do Chau Minh Vinh Tho, Nguyen Duc Tuan, Development and validation of LC-MS/MS method for simultaneous determination of metformin hydrocloride and sitagliptin in human plasma, Proceedings of The 2nd International Conference on Pharmacy Education and Research Network of ASEAN (ASEAN PharmNET II), 2017, pp. 323-332.
  14. Nguyen Thi Linh Tuyen, Le Quan Nghiem, Nguyen Duc Tuan, “Simultaneous liquid chromatography-tandem mass spectrometry assay of amlodipine besylate and metoprolol succinate in human plasma: Development, validation, and application”, Systematic Reviews in Pharmacy (Sys Rev Pharm.), 2019, Vol 10 (2), pp. 1-7.
  15. Hung Thanh Lam, Bao Le-Vinh, Thi Nhu Quynh Phan, and Andreas Bernkop-Schnürch. Self-emulsifying drug delivery systems and cationic surfactants: do they potentiate each other in cytotoxicity? Journal of Pharmacy and Pharmacology, 2019, 71(2): pp. 156-166.
  16. Nguyen Ngoc Nha Thao, Nguyen Ngoc Hieu, Do Chau Minh Vinh Tho, Trinh Thi Thu Loan, Nguyen Duc Tuan, Development, Validation, and Application for Simultaneous Assay of Metformin and Sitagliptin in Human Plasma by Liquid Chromatography–Tandem Mass Spectrometry. Systematic Reviews in Pharmacy, 2020, 11 (2), 6-13.

2.2. Bài báo khoa học đăng trên tạp chí chuyên ngành

  1. Nguyễn Ngọc Nhã Thảo, Xây dựng công thức thuốc bột cefuroxime pha hỗn dịch uống, Tạp chí Dược học số 406, 3/2010, tr. 21-24.
  2. Nguyễn Thị Ngọc Giàu, Nguyễn Ngọc Thể Trân, Nguyễn Đức Tuấn, Xây dựng quy trình định lượng desloratadin bằng phương pháp HPLC với đầu dò PDA, Tạp chí Dược học số 414, 10/2010, tr. 28-32.
  3. Nguyễn Thị Linh Tuyền, Lê Thanh Huy, Nghiên cứu xây dựng công thức viên nang chứa cao diếp cá (Houttuynia cordata Thumb.), Tập san số 4 Trường ĐHYD Cần Thơ, 2011, tr. 226-230.
  4. Nguyễn Thị Linh Tuyền, Đặng Văn Giáp, Nguyễn Minh Đức, Nghiên cứu tối ưu hóa quy trình chiết xuất cao Diếp cá (Houttuynia cordata Thunb.), Tạp chí Y học Tp. HCM, 2011, tr. 551-555.
  5. Nguyễn Thị Linh Tuyền, Đặng Văn Giáp, Nguyễn Minh Đức, Nghiên cứu tối ưu hóa quy trình chiết xuất cao Rau má (Centella asiatica (L.) Urb.), Tạp chí Y học Tp. HCM, 2011, tr. 555-558.
  6. Nguyễn Thị Linh Tuyền, Nguyễn Thuỵ Đoan Trang, Nghiên cứu công thức và bào chế thuốc súc miệng chứa Eucalyptol và Menthol, Tập san số 3 Trường ĐHYD Cần Thơ, 2011, tr. 108-112.
  7. Nguyễn Thị Linh Tuyền, Nguyễn Thuỵ Đoan Trang, Xây dựng tiêu chuẩn kiểm nghiệm và thử nghiệm khả năng diệt khuẩn trên in vitro cho nước súc miệng eucalyptol và menthol, Tập san số 3 Trường ĐHYD Cần Thơ, 2011, tr. 113-118.
  8. Huỳnh Thị Mỹ Duyên, Lữ Thiện Phúc, Nghiên cứu bào chế viên nang loperamid HCl 2mg có độ hòa tan cao, Tập san số 4 Trường ĐHYD Cần Thơ, 2011, tr. 190-194.
  9. Lâm Thanh Hùng, Nghiên cứu bào chế phức hợp của atorvastatin và beta- cyclodextrin, Tập san số 4 Trường ĐHYD Cần Thơ, 2011, tr.195-200.
  10. Lê Thị Minh Ngọc, Nghiên cứu tối ưu công thức bào chế viên nén rã nhanh metoclopramid. HCl, Tập san số 4 Trường ĐHYD Cần Thơ, 2011, tr. 202-207.
  11. Nguyễn Ngọc Nhã Thảo, Nghiên cứu điều chế, xây dựng tiêu chuẩn kiểm nghiệm viên nén chứa rutin và naringin (diosdin), Tập san số 4 Trường ĐHYD Cần Thơ, 2011, tr. 207-213.
  12. Nguyễn Thị Linh Tuyền, Nghiên cứu xây dựng công thức viên nang chứa cao diếp cá (Houttuynia cordata Thumb.), Tập san số 4 Trường ĐHYD Cần Thơ, 2011, tr. 226-230.
  13. Nguyễn Ngọc Nhã Thảo, Võ Thanh Tịnh, Nghiên cứu điều chế viên nén salbutamol phóng thích kéo dài, Tập san số 7 Trường ĐHYD Cần Thơ, 2012, tr. 12-15.
  14. Nguyễn Thị Linh Tuyền, Nguyễn Minh Cường, Nghiên cứu bào chế viên nén phóng thích kéo dài ibuprofen 400mg, Tập san số 7 Trường ĐHYD Cần Thơ, 2012, tr. 29-34.
  15. Tô Hoàng Thít, Lâm Thanh Hùng, Nguyễn Thị Hạnh, Nghiên cứu bào chế hệ phân tán rắn chứa atorvastatin, Tập san số 7 Trường ĐHYD Cần Thơ, 2012, tr. 92-95.
  16. Trần Thanh Tâm, Lâm Thanh Hùng, Nghiên cứu bào chế viên nén atorvastatin, Tập san số 7 Trường ĐHYD Cần Thơ, 2012, tr. 98-101.
  17. Võ Phước Hải, Huỳnh Thị Mỹ Duyên, Nghiên cứu bào chế thuốc đạn azithromycin, Tập san số 7 Trường ĐHYD Cần Thơ, 2012, tr. 102-106.
  18. Nguyễn Ngọc Quế Trân, Lê Thị Minh Ngọc, Nghiên cứu điều chế viên nén rã nhanh domperidon 10mg, Tập san số 7 Trường ĐHYD Cần Thơ, 2012, tr. 117-121.
  19. Huỳnh Thị Mỹ Duyên, Nguyễn Thị Loan Thảo, Nguyễn Ngọc Thể Trân, Thiết kế và tối ưu hóa cream ibuprofen 5%, Tập san số 8 Trường ĐHYD Cần Thơ, 2013, tr. 90-94.
  20. Nguyễn Thị Linh Tuyền , Bùi Thị Thuỳ Dương, Nghiên cứu bào chế cao khô từ trà xanh và lá sen có tác dụng giảm cân bằng phương pháp sấy phun sương, Tập san số 8 Trường ĐHYD Cần Thơ, 2013, tr. 110-115.
  21. Nguyễn Ngọc Nhã Thảo, Nghiên cứu bào chế kem bôi da Dexclo, Tập san số 10 Trường ĐHYD Cần Thơ, 1/2014, tr. 241-245.
  22. Nguyễn Thị Linh Tuyền, Âu Quý Mến, Khảo sát các tá dược cho hệ tiểu phân Nano Lipid tải curcumin, Tạp chí Y học thực hành số 852-853, 2012, tr. 342-346.
  23. Huỳnh Thị Mỹ Duyên, Võ Phước Hải, Nghiên cứu bào chế thuốc đạn Azithromycin, Tạp chí Y học thực hành số 852-853, 2012, tr. 301-302.
  24. Nguyễn Yến Vân, Hà Minh Châu, Nguyễn Thị Linh Tuyền, Lê Quan Nghiệm, Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng tới tốc độ phóng thích hoạt chất cho viên nén PTKD metoprolol 50mg, Tạp chí Y học thực hành số 944-2014, 12/2014, tr. 63-66.
  25. Nguyễn Ngọc Nhã Thảo, Thị Ngọc Mãi, Nghiên cứu bào chế viên nén nổi và PTKD chứa Metformin hydrochlorid 500mg, Tạp chí Y học thực hành số 944-2014, 12/2014, tr. 396-400.
  26. Nguyễn Văn Bạch, Phạm Thành Suôl, Lê Thị Minh Ngọc, Nghiên cứu bào chế viên nén rã nhanh trong miệng chứa amlodipin 0,5 mg, Tạp chí y dược học quân sự, 2015, Tập 8.
  27. Nguyễn Thị Linh Tuyền, Đỗ Quang Dương, Lê Thị Cẩm Thúy, Nguyễn Đức Tuấn, Lê Quan Nghiệm, Nghiên cứu bào chế và đánh giá tương đương độ hòa tan in-vitro viên bao phim chứa metoprolol 50mg PTKD và amlodipin 5mg phóng thích nhanh với viên đối chiếu Selomax® 50/5, Tạp chí Dược học, 6/2016, tr. 42-47.
  28. Huỳnh Thị Mỹ Duyên, Huỳnh Văn Hóa, Vĩnh Định, Nghiên cứu bào chế hệ phân tán rắn làm tăng độ tan curcumin, Tạp chí Dược học, 12/2016, tr. 18-22.
  29. Huỳnh Thị Mỹ Duyên, Nguyễn Ngọc Tài, Huỳnh Văn Hoá, Nghiên cứu bào chế hệ phân tán rắn curcumin, Tạp chí y dược học Cần Thơ, số 5/2016, tr. 143-149.
  30. Lê Kim Khánh, Phạm Thành Suôl, Nguyễn Ngọc Nhã Thảo, Tình hình nhân lực và nhu cầu đào tạo dược sĩ lâm sang tại các bệnh viện ở thành phố Cần Thơ năm 2015, Tạp chí y dược học Cần Thơ, số 5/2016, tr. 149-157.
  31. Nguyễn Thị Linh Tuyền, Trần Trung Trực, Nghiên cứu bào chế cao khô rễ củ Sinh địa (Rehmannia glutinosa (Gaertn.) Libosch, Scrophulariaceae) bằng phương pháp sấy phun, Tạp chí y dược học Cần Thơ, số 5/2016, tr. 157-164.
  32. Huỳnh Thị Mỹ Duyên, Lý Ngọc Hạnh, Lữ Thiện Phúc, Lê Thị Minh Ngọc, Khảo sát độ ổn định của viên nén nổi curcumin 100mg, Tạp chí y dược học Cần Thơ, số 5/2016, tr. 164-169.
  33. Huỳnh Thị Mỹ Duyên, Lê Hoàng Thắng, Huỳnh Văn Hóa, Nghiên cứu bào chế viên nén nổi chứa curcumin, Tạp chí y dược học Cần Thơ, số 5/2016, tr. 177-183.
  34. Huỳnh Thị Mỹ Duyên, Lý Ngọc Hạnh, Trần Thị Kiều Hân, Thẩm định quy trình định lượng curcumin trong viên nén nổi bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao với đầu dò dãy diod quang, Tạp chí y dược học Cần Thơ, số 6/2016, tr. 154-160.
  35. Huỳnh Thị Mỹ Duyên, Tô Ngọc Như Mai, Khảo sát các giai đoạn nuôi trồng và chiết xuất thành phần hoạt chất có trong nấm Linh chi đỏ (Ganoderma lucidum (leyss ex.fr.) karst, ganodermataceae), Tạp chí y dược học Cần Thơ, số 6/2016, tr. 147-153.
  36. Nguyễn Ngọc Nhã Thảo, Lâm Thị Kim Cương, Nguyễn Thị Ngọc Vân, Trịnh Thị Thu Loan, Nguyễn Đức Tuấn, Định lượng đồng thời metformin và sitagliptin trong viên nén hai lớp bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao, Tạp chí dược học, 484, 2016, tr. 56-58.
  37. Huỳnh Thị Mỹ Duyên, Huỳnh Văn Hóa, Vĩnh Định, Nghiên cứu bào chế viên nén nổi chứa hệ phân tán rắn curcumin 100mg, Tạp chí Dược học, 02/2017, tr. 18-21.
  38. Huỳnh Thị Mỹ Duyên, Huỳnh Văn Hóa, Đỗ Thị Hồng Tươi, Đánh giá tác dụng ức chế sự phát triển tế bào ung thư dạ dày của viên nén nổi chứa curcumin trên mô hình gây ung thư dạ dày ở chuột nhắt trắng, Tạp chí Dược học, 03/2017, tr. 5-8.
  39. Huỳnh Thị Mỹ Duyên, Bùi Thị Vân Khánh, Huỳnh Văn Hóa, Đỗ Thị Hồng Tươi, Khảo sát hoạt tính độc tế bào ung thư dạ dày của viên nén nổi chứa curcumin trên dòng tế bào ung thư dạ dày người N87, Tạp chí Dược học, 07/2017, tr. 24-27.
  40. Nguyễn Thị Linh Tuyền, Lê Quan Nghiệm, Nguyễn Đức Tuấn, Khảo sát độ ổn định viên hai lớp chứa metoprolol 50mg phóng thích kéo dài và amlodipin 5mg phóng thích nhanh”, Tạp chí Y học Tp. HCM, 2018, tr. 408-415.
  41. Nguyễn Ngọc Nhã Thảo, Nguyễn Kim Nguyệt, Nguyễn Thị Ngọc Vân, Nguyễn Thị Trang Đài, Dương Xuân Chữ, Nghiên cứu bào chế viên nén bao phim hỗ trợ điều trị đái tháo đường từ lá cây Sầu đâu (Azadirachta indica) tại An Giang, Tạp chí Y dược Cần Thơ số 21, 2018, 13-14.
  42. Nguyễn Ngọc Nhã Thảo, Nguyễn Ngọc Phương Vy, Trịnh Thị Thu Loan, Nguyễn Đức Tuấn, Xây dựng quy trình xác định giới hạn tạp chất liên quan trong viên chứa metformin hydroclorid 500mg phóng thích kéo dài và sitagliptin 50mg phóng thích tức thời bằng phương pháp HPLC, Tạp chí Y Dược học Cần Thơ, số 21, 2019, tr 40-47.
  43. Nguyễn Ngọc Nhã Thảo, Nguyễn Đức Tuấn, Trịnh Thị Thu Loan, Nghiên cứu công thức viên chứa metformin hydroclorid 500 mg phóng thích kéo dài và sitagliptin 50 mg phóng thích tức thời, Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, phụ bản tập 23, số 2-2019, tr. 150-160.
  44. Lê Thị Minh Ngọc, Nguyễn Thị Mỹ Huyền, Ngô Thùy Tú Ngọc, Lư Xuân Như, Nguyễn Thị Nguyệt Anh, Trần Ngọc Giang, Hồ Thị Thanh Nhân, Nghiên cứu bào chế gel rửa mặt từ cao lá Trầu không (Piper betle L.), có tác dụng kháng khuẩn, Tạp chí Y dược học Cần Thơ, 2019, số 22-25, tr.569-576.
  45. Trần Hoàng Yến, Lê Thị Minh Ngọc, Lê Thanh Vĩnh Tuyên, Phạm Thành Suôl, Tác dụng kháng khuẩn in-vitro và độc tính của tinh dầu vỏ quả Chúc, 2019, Tạp chí dược liệu, 2019, Tập 24 số 6, tr.374-377.

Hoạt động nghiên cứu khoa học khác

Sáng kiến cải tiến sản xuất Dung dịch sát khuẩn tay nhanh YDcare do cán bộ Bộ môn phối hợp với cán bộ khoa dược Bệnh viện trường Đại học Y dược Cần Thơ.