Thượng tá Nguyễn Hoàng Phương - Phó trưởng
Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an thành
phố chia sẻ các biện pháp nhận diện tin giả, tin sai sự thật trên không gian mạng
Tại buổi sinh hoạt, Thượng tá Nguyễn Hoàng Phương, Phó Trưởng An ninh và phòng chống tội
phạm sử dụng công nghệ Công an TP Cần Thơ đã thông tin cho viên chức và người
lao động của Trường về “Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội” được Bộ Thông tin
và Truyền thông ban hành tại Quyết định số 874/QĐ-TTTT ngày 17/6/2021. Theo đó,
Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội ra đời nhằm mục đích tạo điều kiện phát triển
lành mạnh mạng xã hội tại Việt Nam, bảo đảm quyền tự do cá nhân, quyền tự do
kinh doanh, không phân biệt đối xử nhà cung cấp dịch vụ trong và ngoài nước,
phù hợp với chuẩn mực, thông lệ và các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham
gia. Đồng thời, xây dựng chuẩn mực đạo đức về hành vi, ứng xử trên mạng xã hội,
giáo dục ý thức, tạo thói quen tích cực trong các hành vi ứng xử của người dùng
trên mạng xã hội, góp phần xây dựng môi trường mạng an toàn, lành mạnh tại Việt
Nam.

Nguồn Quyết định số 874/QĐ-BTTTT ngày 17/6/2021
của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông
Theo Bộ quy tắc, 3 nhóm đối tượng áp dụng gồm: cơ quan nhà nước, cán bộ,
công viên chức, người lao động trong cơ quan nhà nước sử dụng mạng xã hội
(MXH); tổ chức, cá nhân khác sử dụng MXH; nhà cung cấp dịch vụ MXH tại Việt
Nam. Trong đó, có 8 quy tắc ứng xử dành cho tổ chức, cá nhân; 3 quy tắc dành
cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan nhà nước; 4
quy tắc ứng xử dành cho cơ quan nhà nước và 5 quy tắc ứng xử cho các nhà cung cấp
dịch vụ mạng xã hội.
Bên cạnh đó, báo cáo viên cũng nhấn mạnh đến những hành vi không được phép, Bộ Quy tắc đề
xuất công chức, viên chức, người lao động không được lạm dụng chức vụ, quyền hạn
khi ứng xử trên mạng xã hội, không được ứng xử thuận chiều với những thông tin
xấu, độc, tin đồn gây ảnh hưởng tiêu cực trên mạng xã hội, không được ứng xử
trên mạng xã hội trái với các chuẩn mực về đạo đức công vụ và đạo đức nghề nghiệp
đồng thời không được cung cấp thông tin nội bộ liên quan đến cá nhân, tổ chức
mà do vị trí công tác của mình có được khi chưa được ủy quyền bởi cơ quan có thẩm
quyền.

Hơn 400 viên chức, người lao động tham gia buổi
sinh hoạt chuyên đề
Dịp này, viên chức và người lao động của Trường cũng đã dành nhiều thời
gian để trao đổi, thảo luận về thực trạng sử dụng mạng xã hội và tác hại của việc
sử dụng mạng xã hội không đúng cách, kỹ năng sử dụng mạng xã hội an toàn, hiệu
quả… góp phần hạn chế thiệt hại do tội phạm sử dụng công nghệ cao gây ra.
Qua buổi sinh hoạt chuyên đề này, viên chức và người lao động sẽ có thêm
những hiểu biết sâu hơn về việc sử dụng mạng xã hội an toàn, văn minh, nâng cao
ý thức trong việc khai thác, sử dụng thông tin trên internet, mạng xã hội và
các loại hình truyền thông khác, phục vụ nghiên cứu, học tập, giải trí lành mạnh,
thiết thực, tuân thủ đúng quy định của pháp luật và của nhà trường.