Tin tức
Sinh viên Y với niềm đam mê sáng tạo
[ Cập nhật vào ngày (08/04/2021) ]

Đại dịch COVID-19 đã và đang diễn biến phức tạp trên toàn cầu. Để chủ động phòng, chống dịch COVID-19 Bộ Y Tế gửi đến bạn “Thông điệp 5K: Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tụ tập – Khai báo y tế”, trong đó “Khử khuẩn” là hoạt động bắt buộc của nhân viên y tế, người bệnh, người nhà bệnh nhân, giảng viên, học viên, sinh viên.


Đại dịch COVID-19 đã và đang diễn biến phức tạp trên toàn cầu. Để chủ động phòng, chống dịch COVID-19 Bộ Y Tế gửi đến bạn “Thông điệp 5K: Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tụ tập – Khai báo y tế”, trong đó “Khử khuẩn” là hoạt động bắt buộc của nhân viên y tế, người bệnh, người nhà bệnh nhân, giảng viên, học viên, sinh viên. Tuy nhiên, rất dễ gây ra nhiễm khuẩn chéo khi chạm vào chai đựng dung dịch sát khuẩn. Hơn nữa, việc cắt túi ép khử khuẩn tại các bệnh viện còn thủ công và nhiều hạn chế. Xuất phát từ nhu cầu thực tế, ý tưởng từ Thầy, Cô và đồng nghiệp cùng với sự đam mê nghiên cứu, muốn tìm tòi học hỏi thêm những kiến thức về chế tạo máy để phục vụ cho công việc, Lê Minh Khôi, sinh viên Khóa 40 ngành Bác sĩ Y học dự phòng của Trường Đại học Y Dược Cần Thơ đã chọn và tiến hành sáng kiến “Ứng dụng công nghệ vào sản xuất máy rửa tay sát khuẩn và máy cắt túi ép khử khuẩn với mong muốn khi hoàn thành, dự án sẽ khắc phục những khuyết điểm của chai nhựa khử khuẩn, cắt túi ép khử khuẩn thủ công và có khả năng ứng dụng thực tế.

Với tinh thần say mê nghiên cứu, sinh viên Minh Khôi đã sáng tạo ra máy rửa tay sát khuẩn tự động trong phòng chống dịch COVID-19. Ứng dụng công nghệ vào sản xuất máy rửa tay tự động đem lại rất nhiều lợi ích cho tất cả mọi người. Việc rửa tay trở nên dễ thực hiện hơn, giúp tiết kiệm dung dịch sát khuẩn với lượng dung dịch vừa đủ được cài đặt trước, cũng như tiết kiệm chi phí chai nhựa, thuận tiện cho hoạt động vệ sinh tay ở mọi nơi vì máy rất dễ lưu động, phù hợp cho người lớn và trẻ em khi sử dụng. Đặc biệt, hạn chế 99% nhược điểm của phương pháp thông thường là lây nhiễm chéo từ bàn tay của người sử dụng do không cần tiếp xúc trực tiếp với thiết bị. Giá thành lắp đặt máy rửa tay thành phẩm đưa vào sử dụng khoảng 9 trăm ngàn - 1 triệu đồng/máy.

image003.jpg Máy máy rửa tay sát khuẩn tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Là một sinh viên ngành Y học dự phòng, Minh Khôi hiểu rõ công tác nhiễm khuẩn tại các cơ sở khám chữa bệnh rất quan trọng và thiết yếu. Tất cả công việc của nhân viên y tế, dụng cụ thăm khám, điều trị, phẫu thuật đều phải đảm bảo vô khuẩn, không để tình trạng nhiễm trùng nhiễm khuẩn xảy ra ở bất cứ trường hợp nào. Sáng kiến “Máy cắt túi ép khử khuẩn tự động bằng công nghệ cảm biến từ” đã giải quyết hầu như triệt để vấn đề cắt túi ép để đựng dụng cụ y tế chuẩn bị cho việc tiệt khuẩn và bảo quản lưu trữ các dụng cụ y tế sau khi được tiệt khuẩn. Việc cắt túi ép bằng máy dễ dàng và tiện lợi hơn phương pháp cắt thủ công thông thường. Ngoài ra, kích thước và số lượng mong muốn sẽ chính xác, hạn chế việc cắt dư hay cắt không đều tay của nhân viên. Tiết kiệm vật liệu, tiết kiệm thời gian và công sức của người lao động và của cả đơn vị sử dụng lao động. Máy cắt túi ép tự động có thể đặt ở nơi cần thiết với điều kiện rất đơn giản mà mọi đơn vị sử dụng đều có thể cung cấp là nguồn điện 220V hoặc 24V-15A. Chi phí lắp đặt máy khoảng 30 triệu đồng/máy.

image003.jpg

Máy cắt túi ép khử khuẩn tự động bằng công nghệ cảm biến từ tại Khoa kiểm soát nhiễm khuẩn, Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Trong quá trình thực hiện, Minh Khôi và các cộng sự gặp nhiều khó khăn như tìm kiếm linh kiện, gặp nhiều lỗi thử nghiệm, nhân lực eo hẹp, thời gian nghiên cứu hạn chế do lịch học ở Trường và công việc thực tập tại bệnh viện. Sau thời gian thử nghiệm, sản phẩm hoàn chỉnh đã có những ưu điểm nổi bật như thân thiện với môi trường; giá thành rẻ, vật liệu chế tạo dễ tìm; kết cấu đơn giản, cơ động, có thể di chuyển đến nhiều vị trí khác nhau; đặc biệt là giải quyết vấn đề lây nhiễm chéo trong tình hình dịch bệnh COVID-19 cũng như thay thế phương pháp cắt túi thủ công thông thường. Sáng kiến Sản xuất máy rửa tay sát khuẩn đã được Trường công nhận vào 4/2020, hiện đã có hơn 20 máy được sản xuất và đưa vào sử dụng tại Bệnh viện Trường Đại học Y dược Cần Thơ và một số trường phổ thông trung học, trường Tiểu học trên địa bàn Thành Phố Cần Thơ. Riêng sáng kiến “Máy cắt túi ép khử khuẩn tự động bằng công nghệ cảm biến từ được Trường công nhận khen thưởng cũng như chuyển giao áp dụng tại Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ từ tháng 3/2021.

image003.jpg

Sinh viên Lê Minh Khôi vận hành cài đặt máy cắt túi ép khử khuẩn thông qua kết nối phần mềm trên máy tính

Để khuyến khích, đẩy mạnh phong trào nghiên cứu, sáng tạo của sinh viên, học viên, những năm gần đây, Nhà trường đã chú trọng phát động, triển khai dưới nhiều hình thức. Ban Giám nhiệu đã phân công các đơn vị chức năng tuyên truyền, mở các buổi hội thảo, bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho giảng viên, sinh viên học viên về lĩnh vực này. Đồng thời, tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn gắn với nghiên cứu khoa học, gợi mở ý tưởng cho sinh viên từ những kiến thức được học trong Nhà trường đến việc lựa chọn giảng viên có năng lực, kinh nghiệm.

image003.jpg

Hình ảnh tại hội nghị chia sẻ kinh nghiệm nghiên cứu khoa học trong sinh viên

Chia sẻ vấn về này, PGS.TS Nguyễn Trung Kiên, Hiệu trưởng Trường Đại học Y Dược Cần Thơ cho biết: “Em Lê Minh Khôi đã có sáng kiến về việc ứng dụng công nghệ vào sản xuất máy rửa tay phòng chống dịch COVID-19 và sáng tạo máy cắt túi ép khử khuẩn, một tấm gương say mê sáng tạo rất đáng biểu dương. Ứng dụng lý thuyết vào thực tế cũng như ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ vào cuộc sống thực tiễn giúp tăng khả năng tư duy của học sinh, sinh viên, đồng thời khuyến khích các em tự vươn lên trong học tập, công việc, phát triển năng lực bản thân. Vì vậy, Nhà trường luôn tạo điều kiện cho cá nhân, nhóm sinh viên đưa ra những sáng kiến khoa học có ý tưởng độc đáo”.

Đánh giá về Minh Khôi cùng với 2 sáng kiến này, Ths. Bs. Trịnh Thị Tâm, Phó Khoa Kiểm Soát Nhiễm Khuẩn, Bệnh viện trường Đại học Y Dược Cần Thơ chia sẻ: “Tình hình nhân lực của khoa cực kỳ mỏng nhưng khối lượng công việc dày đặc của khoa cũng như kiêm nhiệm công tác giảng dạy tại trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Hằng ngày, số lượng túi khử khuẩn cho công tác y tế đạt đến con số khổng lồ. Việc sáng tạo “máy cắt túi ép tự động bằng công nghệ cảm biến từ” đã giải quyết khá nhiều vấn đề thời gian và công sức lao động của chúng tôi ở khoa. Hiện tại Minh Khôi đã tốt nghiệp, là một bác sĩ trẻ tiềm năng với tinh thần học hỏi, tìm tòi, nghiên cứu miệt mài, cùng với sự hướng dẫn, góp ý của các thầy cô. Minh Khôi đã thực hiện thành công 2 sản phẩm: máy rửa tay tự động và máy cắt ép khử khuẩn.

image003.jpg

Ths.Bs. Trịnh Thị Tâm và Bs. Lê Minh Khôi vận hành vận hành cài đặt máy cắt túi ép khử khuẩn

Có thể nói, phong trào nghiên cứu khoa học trong sinh viên tại Trường Đại học Y Dược Cần Thơ những năm gần đây phát triển khá mạnh. Sáng tạo khoa học kỹ thuật giúp các em được trải nghiệm đam mê, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình, lập luận logic, tương tác mối quan hệ giao tiếp,. Chính những yếu tố này mang lại lợi ích lâu dài cho các em, đó cũng là sự cần thiết cho thế hệ trẻ trong giai đoạn hội nhập quốc tế nên các em hào hứng làm việc và say mê nghiên cứu. Ban Giám hiệu Trường Đại học Y Dược Cần Thơ luôn khuyến khích và khen thưởng cũng như hỗ trợ, động viên kịp thời việc đam mê sáng tạo mang tính ứng dụng thực tế cho xã hội từ sinh viên trường. Từ đó, càng tạo động lực cho các bạn trẻ tham gia nhiều hơn và phát huy cao nhất tinh thần sáng tạo. Tất cả các công trình nghiên cứu khoa học, sản phẩm tư duy sáng tạo,… của sinh viên, học viên luôn là niềm tự hào của tất cả thầy cô, các bộ giảng viên trường Đại học Y Dược Cần Thơ đã dày công giảng dạy và thổi lên ngọn lửa nhiệt huyết cho các thế hệ Bác Sĩ, Dược Sĩ, Cử Nhân tương lai.





Lý Huyền Trân - CTV Phòng Thông tin và Truyền thông - Trường Đại học Y Dược Cần Thơ



Các ý kiến của bạn đọc





Liên kết

 

 

 

 

 

 

 

tiện ích