THỂ LỆ ĐĂNG BÀI
QUI ĐỊNH VIẾT BÀI BÁO TỔNG QUAN
[ Cập nhật vào ngày (29/08/2021) ]


QUY ĐỊNH VIẾT BÀI TỔNG QUAN

 

Bài Tổng quan (từ 10-15 trang)

-   Bài báo tổng quan tập trung trình bày một cách hệ thống những kết quả nghiên cứu đã thực hiện trước đó ở trong và ngoài nước về một chủ đề nhất định thuộc lĩnh vực y học, dược học, từ đó đưa ra những nhận định về ưu, nhược điểm, xu hướng và triển vọng nghiên cứu của chủ đề đó trong thời gian tới.

-    Định dạng bài tổng quan: (1) Tên bài, (2) Tên tác giả và địa chỉ, (3) Tóm tắt (Tiếng Việt - Tiếng Anh), (4) Đặt vấn đề, (5) Nội dung tổng quan, (6) Triển vọng nghiên cứu; (7) Kết luận, (8) Lời cảm ơn (nếu có), (9) Tài liệu tham khảo.

+ Tiêu đề: ngắn gọn, súc tích nhưng phản ánh được chủ đề cần tổng quan, tránh từ viết tắt.

+ Tên tác giả, tên cơ quan công tác: (tương tự như bài báo nghiên cứu khoa

học).

+ Tóm tắt: Nêu khái quát về chủ đề tổng quan; mục đích bài viết; cách thu

thập, xử lý tài liệu tham khảo; xu hướng, triển vọng nghiên cứu và kết luận. Và phải được dịch sát nghĩa với mục tiếng Việt tương ứng, đúng ngữ pháp và phù hợp với văn phong khoa học.

+ Từ khóa: Sử dụng những từ (cụm từ) ngắn gọn, có ý nghĩa và liên quan trực tiếp đến chủ đề tổng quan. Số từ: Từ 3 - 6 cụm từ.

+ Đặt vấn đề: Nêu rõ vấn đề cần tổng quan và lý do dẫn dắt đến việc tổng quan chủ đề nghiên cứu này (dựa trên yêu cầu của thực tiễn; những hạn chế hoặc triển vọng của chủ đề nghiên cứu); nêu rõ ý nghĩa của việc tổng quan chủ đề nghiên cứu (Bài tổng quan này sẽ đóng góp gì cho việc định hướng trong chuyên ngành?); quan điểm, cách tiếp cận của tác giả khi tổng quan vấn đề.

+ Phần nội dung: Nội dung tổng quan có thể phân thành các tiểu mục, phân  theo quan điểm và cách tiếp cận của tác giả. Có thể diễn giải bằng văn viết hoặc sử dụng dạng bảng, biểu, sơ đồ, hình ảnh do tác giả xây dựng mới hoặc trích dẫn theo tài liệu tham khảo. Chú ý việc ưu tiên những tài liệu được công bố trong thời gian gần nhất so với thời điểm viết bài tổng quan; cần nêu rõ những thành tựu và tồn tại trong mỗi tài liệu tham khảo. Hình ảnh, bảng biểu phải được trình bày theo đúng qui định của tạp chí và được đặt đúng vị trí trong bài. Cần có ý kiến nhận định và chỉ ra xu hướng nghiên cứu về chủ đề đã tổng quan trong tương lai.

+ Kết luận: Nêu rõ bài tổng quan đã cung cấp được những thông tin gì. Có đạt được mục tiêu đề ra của bài tổng quan hay không. Triển vọng nghiên cứu tiếp về chủ đề đó như thế nào.

+ Lời cảm ơn: Cảm ơn sự giúp đỡ của cá nhân, tập thể, đề tài, cơ quan và/hoặc tổ chức đã hỗ trợ để thực hiện bài tổng quan này.


Lưu ý: Bài thông tin cập nhật y, sinh, dược học: Mỗi bài không quá 3 trang, cần ghi rõ xuất xứ, ngày tháng của nguồn thông tin, tài liệu tham khảo (không quá 10 tài liệu tham khảo).

 

Quy định trích dẫn trong bài báo

1)       Tài liệu tham khảo trích dẫn trong bài viết phải liệt kê chi tiết trong danh sách tài liệu tham khảo và ngược lại;

2)       Tài liệu tham khảo được trích dẫn đầy đủ trong bài báo theo số (ví dụ [1], [2],..) không theo tên tác giả và năm.

Ví dụ:

Ở nước ta, cây mọc nhiều ở tỉnh Hà Giang, người dân thường gọi là cây….. [1].

Biết được những yếu tố liên quan này sẽ góp phần quan trọng trong việc tiên lượng và điều trị bệnh SXHD được tốt hơn [11].

 

Quy định tài liệu tham khảo

1)       Tài liệu tham khảo được đặt cuối bài báo, có số thứ tự liên tục từ 1 đến hết số tài liệu trích dẫn.

2)       Liệt kê chung tài liệu tham khảo tiếng Việt và tiếng nước ngoài theo thứ tự A, B, C,… căn cứ vào tên tác giả đối với người Việt, họ tác giả đối với người nước ngoài.

3)       Viết Tài liệu tham khảo theo thứ tự: Tên tác giả (năm), Tên bài báo. Tên tạp chí (được viết tắt theo qui ước như trong Medline), tập số, trang đầu và trang cuối của bài báo.

4)       Trường hợp bài báo có nhiều tác giả, chỉ liệt kê 5 tác giả đầu, các tác giả còn lại ghi “và cộng sự”.

Một số hướng dẫn cách liệt kê tài liệu tham khảo:

- Bài báo khoa học: Tác giả (năm), Tên bài. Tên tạp chí, quyển/số, trang bài báo.

Ví dụ:

1.    Nguyễn Kim Sơn, Phạm Hùng Vân, Nguyễn Bảo Sơn (2010), Đột biến gen mã hóa EGFR trong ung thư phổi. Tạp chí nghiên cứu Y học, số 3, 30 – 37.

2.   Sampath A, Raghupathi AR, Yakambaram B, Thirupathi A, Prabhakar M, and et al. (2009), Identification and characterization of potential impurities of valsartan, AT1 receptor antagonist. J Pharm Biomed Anal, 50, 405–412.

-     Sách: Tác giả (năm), Tên sách. Lần xuất bản (chỉ ghi nếu là lần xuất bản thứ 2 trở đi). Nhà xuất bản. Nơi xuất bản. Tổng số trang sách hoặc trang có trích dẫn.

1.   Hội Đồng Dược Điển (2009), Dược điển Việt Nam IV. Nhà xuất bản Y học, tr. 841- 842.

2.    Đỗ Tất Lợi (2004), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Nhà xuất bản Y học, tr. 378-379.

3.     Buckingham, J., Baggaley, K.H., Roberts, A.D. Szabó, L.F. (2010), Dictionary of alkaloids. CRC Press, Taylor and Francis Group, pp 758.

4.    Nguyen Quoc Cuong (2010), Sexual risk behaviors of men who have sex with men in Vietnam, Department of Epidemiology in the Gillings School of Global Public Health, Chapel Hill.

-    Luận văn, luận án: Tên tác giả (năm), Tên luận văn/luận án, Bậc tốt nghiệp (đại học, cao học hay tiến sĩ), Tên trường, Địa danh của Trường.

Ví dụ:

Huỳnh Ngọc Thanh (2012), Nghiên cứu sự hài lòng của bệnh nhân đối với công tác khám và điều trị tại bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ, Luận văn thạc sĩ,  Đại học Y Dược Cần Thơ.

- Tài liệu tham khảo là tài liệu hội nghị hội thảo: Tên hội nghị-hội hảo, đơn vị và thời gian tổ chức, tên tác giả của bài báo/chuyên đề được trích dẫn.




Tập tin đính kèm

Phòng NCKH - QHĐN Theo Ban biên tập Tạp chí Y Dược học Cần Thơ



Các ý kiến của bạn đọc