Tin tức sự kiện
Kỹ thuật viên phòng thí nghiệm Vật lý – Lý sinh đã chế tạo thành công xe điện sử dụng pin sạc thay thế cho xe sử dụng pin chì trong bộ thí nghiệm nghiên cứu hiệu ứng Doppler trong không khí
[ Cập nhật vào ngày (05/10/2020) ]

Hiệu ứng Doppler, nguyên lý hoạt động của máy thu phát sóng siêu âm khi đứng yên và chuyển động là một phần kiến thức quan trọng cho sinh viên ngành y. Để thực hiện thí nghiệm này bộ nghiên cứu hiệu ứng Doppler trong khí mà phụ kiện đi kèm là Xe Doppler. Qua thực tế sử dụng, xe của nhà sản xuất sử dụng Pin chì (mỗi năm phải sử dụng ít nhất 60 đôi pin 1.5V-C) và bánh xe chạy được nhờ tiếp xúc nên sau một thời gian rất ngắn là hư hỏng làm ảnh hưởng tới kết quả của toàn bộ bài thực hành.


Các viên pin thường có các kim loại nặng như chì, thủy ngân, kẽm, cadmium, lithium… Nếu chỉ được chôn lấp, các kim nặng này thấm vào đất và nguồn nước ngầm, gây ra ô nhiễm nguồn nước. Hoặc khi đốt, các thành phần nguy hại trong pin sẽ bốc lên thành khói độc, hay chất độc còn đọng lại trong tro sẽ gây ô nhiễm không khí. Các nghiên cứu đã chứng mình, vứt 1 cục PIN bừa bãi sẽ làm ô nhiễm 500l nước, 1m đất trong 50 năm.

Nhận thấy các nhược điểm trên xe của nhà sản xuất và tác hại về ô nhiễm môi trường do pin chì gây ra, nhóm tác giả: Cử nhân Đinh Ngọc Trường – Kỹ thuật viên phòng thí nghiệm Vật lý – Lý sinh, Khoa Khoa học cơ bản; đồng tác giả là Cử nhân Nguyễn Hiệp Phúc, phòng Quản trị thiết bị trường đại học Y Dược Cần thơ và Kỹ sư Nguyễn Văn Cơi, Trường Đại học Cần Thơ đã nghiên cứu và chế tạo ra xe mới có tính năng tương tự như xe của nhà sản xuất nhưng sử dụng Pin Liyhium-ion có thể sạc để tái sử dụng nhiều lần. Sáng kiến cải tiến (SKCT) không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mua thiết bị xe mới (khoảng 45 triệu) trong 5 năm cho nhà Trường mà góp phần bảo vệ môi trường sống.

image002.jpg

Tác giả đang thực hiện mô hình thí nghiệm nghiên cứu hiệu ứng Doppler trong không khí bằng xe mới chế tạo

  Trước hội đồng nghiệm thu SKCT cấp trường và sự tham gia của hơn 20 kỹ thuật viên đến từ các đơn vị khác, SKCT của nhóm tác giả đã được công nhận. Sự thành công của SKCT đã thực sự khơi dây niềm đam mê sáng tạo để ngày càng cải tiến chất lượng trong công việc của toàn thể kỹ thuật viên trường Đại học Y Dược Cần Thơ.




Phòng Nghiên cứu Khoa học và Hợp tác Quốc tế



Các ý kiến của bạn đọc